Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Mua sắm ở đâu khi tới Singapore

Bạn đã đặt cho mình vé máy bay đi Singapore và lên kế hoạch cho lịch trình của mình. Nhưng bạn vẫn băn khoăn về những điểm mua sắm khi đến du lịch tại đảo quốc sư tử. Dưới đây là một số trung tâm mua sắm tuyệt vời ở Singapore bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho chuyến đi của mình.

Vivo City


Đây là trung tâm mua sắm lớn nhất ở Singapore với hơn 350 cửa hàng, thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Toyo Ito. Vivo City là trung tâm mua sắm lớn nhất được kỳ vọng sẽ là điểm dừng chân hấp dẫn dành cho những khách du lịch đến Singapore.

Bugis street – Bugis Junction


Giá cả tương đối rẻ, mua hàng cần phải trả giá, đồ lưu niệm như móc khóa, chuông, ly, đồng hồ cho đến thức ăn, thực phẩm khô…mà bạn muốn mua làm kỷ niệm hoặc tặng bạn bè  thì nên mua ở khu Bugis street này. Bugis Junction nằm đối diện Bugis street, bạn có thể mua túi xách, dây nịt, ví da, giày dép, mắt kính… với giá thấp hơn các shopping malls khác vì đây không phải hàng hiệu cao cấp nhưng vẫn là hàng có chất lượng.

Lucky plaza


Chính thức mở cửa từ năm 1978, Lucky plaza đã có 26 năm phục vụ khách hàng. Lucky plaza nằm ở trung tâm thiên đường mua sắm của Singapore với nhiều cửa hàng và dòng người mua sắm bất tận không chỉ là nơi mua sắm của người địa phương mà còn là điểm du lịch của du khách. Tới đây bạn có thể mua mọi thứ từ đồ trang sức tới những đồ điện tử, công nghệ cao. Trung tâm không chỉ có là nơi mua sắm mà còn có những dịch vụ chăm sóc khách hàng phong phú.

Orchard Road – A Great Street


Tương tự như của Oxford Street, London hay Tshim Sha Tsui của Hồng Kông, đây là khu mua sắm vô cùng nhộn nhịp. Các cửa hàng quốc tế, những cửa hàng nhỏ, văn phòng, spa, thẩm mỹ viện, khách sạn, nơi vui chơi giải trí, nhà hàng, và quán cà phê. Du khách có thể dành cả ngày để bắt đầu đi từ Tanglin anglin Mall trên đường xuống Plaza, Singapore thấp hơn ở cuối đường Orchard.

www.thichdulichbui.com

Tàu hủ dồn Hakka món ngon không nên bỏ qua

Tàu hũ dồn là một món ăn có nguồn gốc từ những năm 1960 và chủ yếu được chế biến bằng đậu hũ nhồi nhân cá hoặc thịt heo. Có tên là “đậu hũ nhồi”, món ăn này có thể dễ dàng được tìm thấy tại Malaysia và Singapore. Ngày nay, Tàu hũ dồn được chế biến bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau nhồi với pate cá như ớt, đậu bắp, đậu hũ, mướp đắng, nấm rơm, váng đậu hũ và cà tím. Những nguyên liệu này có thể được bày bán dưới dạng chế biến sẵn tại các siêu thị và chợ thực phẩm.


Món cá nhuyễn thường được chế biến bằng cách giã nhuyễn thịt cá, thường là cá Ikan Parang (cá Wolf Herring) hay Ikan Tengerri (cá Spanish Mackerel) với một chút hồ và giã cho tới khi trở thành một hỗn hợp dẻo màu trắng. Món Tàu hũ dồn ngon thường có đặc trưng là nhân cá nhuyễn mềm và dai. Những món được chiên ngập dầu như bột chiên, sủi cảo hay Ngo Hiang (nem rán) cũng được phục vụ kèm theo.

Dù ăn khô hay nước, bạn đều có thể ăn thêm với cơm, mì trứng hoặc miến. Nước dùng trong suốt này cũng được dùng để nấu đồ ăn được làm bằng đậu nành và Ikan Billis (cá trứng phơi khô) và có một hương thơm dịu. Nhằm thích ứng với khẩu vị của người dân địa phương, một số hàng ăn nhất định cũng phục vụ thêm món Laksa (món súp cay của người Peranakan) hay các món cà ri. Khi ăn Tàu hũ dồn, một số phụ gia không thể thiếu là tương ớt, tương đậu ngọt và hạt mè.


Tàu hũ dồn Ampang, một phiên bản khác của món ăn

Hakka này của người Malaysia cũng khá phổ biến ở Singapore. Món này được ăn khô và các thành phần của nó được hầm hoặc hấp từ từ nhằm tăng thêm hương vị thơm ngon đặc biệt. Các hàng ăn có món Tàu hũ dồn Hakka nổi tiếng ở Singapore bao gồm nhà hàng Goldhill Hakka dọc đường Changi và Rong Xin Cooked Food tại Chợ và Trung tâm Ẩm thực Tanjong Pagar. Vì thế nếu bạn đang tìm kiếm một lựa chọn dinh dưỡng tại trung tâm ăn uống, hãy gọi món Tàu hũ dồn.

www.thichdulichbui.com

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Ngắm nhìn tác phẩm Việt trên sân khấu nghệ thuật Singapore

Cuối tuần vừa qua, những người yêu nghệ thuật khắp nơi trên thế giới đổ về Singapore để thưởng thức hàng ngàn tác phẩm đương đại được trưng bày trong hai sự kiện mỹ thuật quốc tế lớn ở đảo quốc này.


Cổng vào Art Stage Singapore là một tác phẩm bằng tre uốn vòng vèo. Năm nay là năm thứ tư sự kiện này được tổ chức, quy tụ hơn 130 gallery, 600 nghệ sĩ từ 28 nước và hơn 40.000 khách tham gia.

Đó là Art Stage Singapore (Sân khấu Nghệ thuật Singapore, diễn ra từ ngày 16 đến 19.1 tại Marina Bay Sands Expo & Convention Center) và Singapore Biennale 2013 (từ 26.10.2013 đến 16.2.2014 tại Bảo tàng Mỹ thuật Singapore). Giữa rừng tác phẩm muôn màu muôn vẻ mà phải mất vài ngày, thậm chí cả tuần mới xem hết được, chúng tôi vui mừng khi tìm được những tác phẩm của các nghệ sĩ Việt Nam hoặc gốc Việt.


Các tác phẩm đương đại trưng bày trong sự kiện hầu hết đều không dễ hiểu. Chẳng hạn tác phẩm Formation of silence (tạm dịch: Sự hình thành của nỗi im lặng) của nghệ sĩ Juz Kitson, Australia làm từ nhiều chất liệu: nhựa, xương, đất sét, gỗ, lông ngựa và tóc người, diễn tả “chủ đề muôn thuở: tình yêu, cái chết và nỗi khao khát”. Có thể thấy yếu tố dục tính khi nhìn kỹ chi tiết tác phẩm.


Tác phẩm sắp đặt In the stillnesss… a still small voice (Trong tĩnh lặng… một tiếng nói từ lương tâm) này làm từ các sợi cước của một nghệ sĩ Nhật Bản, nhìn xa tựa như những cuộn mây trắng đặt trên một chiếc ghế, đọc chú giải mới hiểu được chiếc ghế là một phần của bối cảnh lớp học trong bức ảnh khổ lớn bên cạnh. Tác phẩm được gợi cảm hứng từ khái niệm về “không gian dị biệt” (heterotopias) của triết gia Pháp Foucault.


Tác phẩm Bombus tạo hình một tổ ong với cả ngàn con ong xếp giấy của họa sĩ Úc gốc Việt Mylyn Nguyen qua sự giới thiệu của một gallery Úc được đông khách tham quan chụp hình và ngắm nghía, mang thông điệp về nhu cầu gần gũi với thiên nhiên của con người và hành trình tìm về một tổ ấm thực sự.


Góc các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam Nguyễn Thế Dũng với những hình người mang đầu bò, được giới thiệu bởi một gallery Hong Kong


Khách tham quan bảo tàng Nghệ thuật Singapore có thể nhìn thấy tác phẩm của họa sĩ Việt Nam Nguyễn Trần Nam được sắp đặt đặt trang trọng ngay trước tòa nhà, với bảng giới thiệu tên tuổi nghệ sĩ bên cạnh.

Đây là một trong các tác phẩm tham dự Singapore Biennale 2013, một trong những sân chơi nghệ thuật lớn nhất cho các họa sĩ Đông Nam Á.


Tác phẩm của một nghệ sĩ Myanmar thể hiện một lớp học ở đất nước của anh. Khi chúng tôi đến, một nhóm học sinh Singapore đang được đưa vào ngồi xung quanh “lớp học” để được nghe giới thiệu về tác phẩm và đất nước Myanmar.


Phải dùng kính lúp để xem tác phẩm thể hiện cái nhìn của tác giả Toni Kanwa (gốc Indonesia) về cuộc sống, linh hồn và vũ trụ.


Tác phẩm sắp đặt hình thành từ hàng ngàn con búp bê cũ mà người ta vứt đi của nghệ sĩ Oscar Villamiel (Philippines) dễ khiến người xem… rùng mình. Những con búp bê này, được thu nhặt từ một bãi rác lớn ở Manila, là nơi sinh sống của hàng ngàn người, và có những em bé đã nhặt những con búp bê của bé khác vứt đi về chơi. Tác phẩm mang ý tưởng: của bỏ đi của người này có thể là kho báu đối với kẻ khác.


Tác phẩm của một nghệ sĩ Nhật Bản, kết hợp giữa nghệ thuật tạo ra những hình ảnh hoạt họa có tầm sâu với âm thanh sống động, khiến người xem như bị hút vào và đi sâu mãi vào một thế giới huyền ảo.

www.thichdulichbui.com

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Tham gia lễ hội ánh sáng Deepavali ở Singapore

Diwali hay Deepavali là một trong những lễ hội tôn giáo quan trọng nhất của người Hindu, cũng như một phần trong văn hóa của Singapore.

Deepavali còn được biết đến với tên gọi là lễ hội ánh sáng. Trong thời gian diễn ra lễ hội, các khu phố ở khu Tiểu Ấn (Little India) lại được trang hoàng và thắp sáng rực rỡ.


Lễ hội này có nguồn gốc từ thời Ấn Độ cổ đại. Tùy thuộc vào từng khu vực lại có những truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc thực sự của nó.

Một số người tin lễ hội là để kỷ niệm sự trở lại của Chúa Rama cùng vợ của ông là và người anh trai Lakshmana sau hơn 14 năm phải sống lưu vong. Theo truyền thuyết, Chúa Rama bị tước đoạt quyền lên ngôi hợp pháp và bị trục xuất đến sống ở khu rừng bởi người mẹ kế để con trai của bà lên ngôi. Lại có những người nói rằng Deepavali diễn ra là để kỷ niệm chiến thắng của Chúa Krishna trước tên bạo chúa Narakasura. Với chiến thắng của ông, cái thiện đã đánh bại được cái ác, ánh sáng đã chiến thắng được bóng tối.

Có rất nhiều chi tiết xung quanh câu chuyện và người Ấn Độ giáo đã dành nhiều ngày để tổ chức lễ hội Deepavali, mỗi ngày lại để tôn vinh một sự việc khác nhau như là một phần của toàn bộ câu chuyện. Deepavali là một lễ hội vô cùng quan trọng và được coi như là một ngày nghỉ lễ ở nhiều quốc gia, trong đó có Singapore.


Trong thời gian diễn ra lễ hội, có một số nghi lễ như sau: Các gia đình ở miền Nam Ấn Độ sẽ thức dậy vào lúc bình minh và tắm với dầu. Sau đó họ sẽ khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu và đi đến đền thờ để cầu nguyện. Nhiều gia đình còn thắp sáng những chiếc đèn dầu và trang trí cánh cửa với lá xoài và kolam cùng bản vẽ đầy màu sắc đặt trên sàn nhà ở lối vào, với ý nghĩa chào đón nữ thần Lakshmi, nữ thần của quyền lực, sự giàu có và trí tuệ.

Khi tới tham dự lễ hội với cộng đồng người Ấn Độ, bạn sẽ ngạc nhiên với những khu phố được trang hoàng lộng lẫy ánh đèn và hãy thử một số món ăn ngọt phổ biến tại đây như bột chiên xi-rô, kẹo đậu xanh, bánh bột gạo và bánh đậu lăng. Một số quầy hàng còn bày bán các vòng hoa, đồ trang sức, và những bộ Sari truyền thống. Bạn cũng có thể xem các nghệ sĩ địa phương sử dụng cây lá móng để vẽ lên bàn tay hoặc bàn chân những họa tiết hoa văn cầu kỳ và độc đáo, còn được biết đến là xăm henna.


Lễ hội Deepavali năm nay được tổ chức từ 27/9 đến 17/11. Lễ hội Deepavali 2013 tại Singapore dự kiến thu hút khoảng 2 triệu du khách đến với khu tiểu Ấn.

Các sự kiện chính trong lễ hội

- Lễ hội làng Deepavali (Deepavali Festival Village) tại đường Campbell và đường Hastings từ 27/9 đến 1/11.

- Triển lãm di sản và hàng thủ công Deepavali (Deepavali Heritage and Crafts Exhibition) từ 27/9 đến 1/11.

- Sự kiện Thắp sáng đường phố Deepavali (Deepavali Street Light-Up) từ 27/9 đến 17/11.

- Tour du lịch Deepavali Light-Up vào ngày 28/9 và các ngày 4, 5, 11, 12, 18, 19, 25, 26 tháng 10 với các khung giờ 19h30, 20h, 20h30 và 21h.

- Các chương trình văn hóa cuối tuần (Weekend Cultural Programmes) tại đường Hastings và đường

Kerbau vào lúc 19h00 các ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật trong thời gian diễn ra lễ hội.

- Sự kiện Radha Krishna tại đường Hastings vào lúc 15h ngày 5/10.

- Sự kiện Thử thách Gia đình (Family Challenge) vào lúc 14h ngày 12/10 tại đường Hastings và Kerbau.

- Buổi hòa nhạc đếm ngược Deepavali (Deepavali Countdown Concert) vào ngày 1/11.



- Sự kiện Cuộc đua kỳ thú (The Amazing Race) vào lúc 13h ngày 26/10 tại đường Hastings.

www.thichdulichbui.com

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Hòa mình vào không gian xanh Singapore

Bên cạnh những ưu điểm như an toàn, hiện đại, thân thiện, Singapore còn được nhiều du khách trên thế giới yêu thích nhờ không gian trong lành cùng hệ sinh thái vô cùng đa dạng.

Vườn chim Jurong


Vườn chim Jurong trải rộng trên diện tích 20ha được các nhà thiết kế mô phỏng y hệt môi trường thiên nhiên hoang dã. Nơi cư trú của hơn 9.000 cá theer chim thuộc hơn 600 loài khác nhau này đồng thời được xem là công viên chim lớn nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Cả khu vườn là một công viên với những hồ nước trong vắt, thác nước ầm ào, những thảm cỏ xanh rì, vườn hoa rực rỡ sắc màu... và khu rừng xanh mướt um tùm lá. Bạn chắc chắn sẽ thích thú với thế giới loài chim đa dạng bao gồm: hoàng hạc, trĩ, gà lôi, cò, bồ nông, vẹt, sáo, kéc, thiên nga... bày ra trước mắt. Và sau khi lang thang khắp nơi để thăm thú, bạn có thể ghé đến "Nhà hát trung tâm" để xem chương trình biểu diễn đặc sắc mà diễn viên chính là những cư dân của vườn chim thể hiện.

Kỳ ảo vườn "siêu cây" năng lượng mặt trời


Nếu có dịp thăm khu vườn "siêu cây" năng lượng mặt trời này, chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp và khâm phục bởi vẻ đẹp kỳ ảo và tài năng của những kỹ sư ánh sáng. Màn đêm buông xuống là thời điểm khu vườn "tỷ đô" này bắt đầu trình diễn nét độc đáo của mình. Tuy nhiên, điều làm bạn phải bất ngờ hơn là nguồn điện phục vụ cho thắp sáng công viên hoàn toàn nhờ năng lượng mặt trời, được chính những "siêu cây" này tổng hợp vào ban ngày.

Nếu nhìn tổng quan thì những "siêu cây" này khá giống nhau, tuy vậy mỗi cây lại có chức năng khắc nhau, được chia thành các nhóm để tận dụng nước mưa, thông gió, làm mát... Với chiều cao lên tới 50m và tán rộng, những "siêu cây" này không chỉ tạo da năng lượng mà còn có chức năng làm mát cho du khách. Chính vì lẽ đó, công viên luôn mang vẻ kì ảo và cuốn hút du khách tham quan. Thêm vào đó, khu vườn "siêu cây" còn trở nên đặc biệt khi là nơi quy tụ hơn 250.000 loài thực vật quý hiếm trên toàn thế giới.

Vườn cây bách thảo Botanic


Vườn Bách thảo Botanic là một trong những điểm tham quan du khách không thể bỏ qua khi đến Singapore. Đến đây bạn sẽ có cơ hội tránh xa sự hối hả nhộn nhịp của thành phố và tận hưởng một không gian xanh mát thực thụ.

Vườn Bách Thảo Singapore chính là hình ảnh thu nhỏ của những công viên sum suê trên hòn đảo nhiệt đới này. Trải dài trên khu đất rộng 52ha gần trung tâm thành phố, khu vườn trưng bày nhiều bộ sưu tập động thực vật độc đáo, bao gồm: vườn lan quốc gia, vườn gừng, vườn tiến hóa, vườn thiếu nhi... Ngoài việc thưởng thức các chương trình về thực vật và động vật, bạn cũng có thể ăn uống tại những nhà hàng trong khuôn viên vườn, chọn quà lưu niệm, sách và cây cho người thân.

www.thichdulichbui.com

Mẹo tiết kiệm khi đi du lịch

1. Chỗ ở

Bạn nên đặt phòng ở hostel cho tiết kiệm chi phí. Hoặc, nếu có bạn là du học sinh tại Singapore, bạn có thể hỏi về việc, thuê lại phòng, trao đổi với sinh viên tại đó, tiết kiệm chi phí hơn.

Bạn cũng cần chú ý nếu giá khách sạn là giá "net", bạn sẽ không phải trả bất cứ khoản nào khác ngoài giá đã nêu. Nhưng nếu là giá "+++" thì hãy coi chừng, bạn sẽ phải trả thêm khoảng 16% cho các loại thuế Hàng hoá và dịch vụ (GST), thuế chính phủ (CESS) và phí phục vụ (service charge) nữa đấy.

2. Chuẩn bị đồ ăn sáng và nước uống

Các khách sạn ở Singapore đều có phục vụ ăn sáng, nhưng giá phòng sẽ đắt hơn nhiều nếu so sánh với giá phòng không bao gồm ăn sáng. Hơn nữa có thể bạn sẽ không ăn được bữa sáng theo kiểu Ấn. Do đó, bạn nên mang theo đồ khô cho bữa sáng để tiết kiệm chi phí. Bạn có thể mang mì ăn liền, các loại rau củ đóng hộp, bánh mỳ, phô mai, bột giải khát uống liền, các loại đồ hộp... Các khách sạn đều có thiết bị nấu nước sôi, do đó bạn có thể chế biến cho mình bữa sáng theo khẩu vị của mình.

Nước uống ở Singapore được tiệt trùng đến mức bạn có thể uống trực tiếp từ các vòi nước mà không cần đun sôi. Tuy nhiên bạn cũng nên mang theo vài chai nước đóng chai để phòng lúc đi đường.


Mang theo mì gói cho bữa sáng, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí cho chuyến đi.

3. Hoàn thuế

Ở Singapore có cơ chế hoàn thuế rất hay, khi mua bất cứ món gì chúng ta đều phải đóng thuế có tên viết tắt là GST (good service tax). Thuế này bạn có thể được hoài lại khi rời khỏi đây, với điều kiện bạn phải lấy đúng hóa đơn theo quy định của Sing. Việc bạn cần làm là, ngay khi làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay xong, bạn nên tìm đến quầy dịch vụ khách hàng, hỏi họ thủ tục hoàn thuế, sẽ được chỉ dẫn. Và sau đó khi đi mua hàng nhớ hỏi hóa đơn (giống ở Việt Nam là hóa đơn đỏ). Thuế này 7%, nên nếu bạn tìm hiểu kỹ để thực hiện thì cũng tiết kiệm được một số tiền cho chuyến đi.

4. Lưu ý về luật giao thông

Nội quy của các phương tiện giao thông công cộng cũng như các nhà ga, bến tàu, bến xe buýt... đều quy định cấm mang các vật dễ cháy (vi phạm phạt 5.000 SGD), cấm ăn uống, hút thuốc lá (vi phạm phạt 1.000 SGD), xả rác bừa bãi (phạt 500 SGD) v.v... Do đó, khi đi du lịch, bạn nên tránh những thói quen xấu thường ngày để tránh việc phải móc hầu bao nộp phạt. Và cũng hãy nhớ tỏ ra lịch sự khi nhường chỗ cho người già, trẻ em và phụ nữ mang thai trên các phương tiện này.

Hy vọng những điều trên có thể giúp bạn giảm được chi phí không đang có khi đi du lịch Singapore.

www.thichdulichbui.com

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Tàu hủ dồn Hakka món ngon không nên bỏ qua

Tàu hũ dồn là một món ăn có nguồn gốc từ những năm 1960 và chủ yếu được chế biến bằng đậu hũ nhồi nhân cá hoặc thịt heo. Có tên là “đậu hũ nhồi”, món ăn này có thể dễ dàng được tìm thấy tại Malaysia và Singapore. Ngày nay, Tàu hũ dồn được chế biến bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau nhồi với pate cá như ớt, đậu bắp, đậu hũ, mướp đắng, nấm rơm, váng đậu hũ và cà tím. Những nguyên liệu này có thể được bày bán dưới dạng chế biến sẵn tại các siêu thị và chợ thực phẩm.


Món cá nhuyễn thường được chế biến bằng cách giã nhuyễn thịt cá, thường là cá Ikan Parang (cá Wolf Herring) hay Ikan Tengerri (cá Spanish Mackerel) với một chút hồ và giã cho tới khi trở thành một hỗn hợp dẻo màu trắng. Món Tàu hũ dồn ngon thường có đặc trưng là nhân cá nhuyễn mềm và dai. Những món được chiên ngập dầu như bột chiên, sủi cảo hay Ngo Hiang (nem rán) cũng được phục vụ kèm theo.

www.thichdulichbui.com

Dù ăn khô hay nước, bạn đều có thể ăn thêm với cơm, mì trứng hoặc miến. Nước dùng trong suốt này cũng được dùng để nấu đồ ăn được làm bằng đậu nành và Ikan Billis (cá trứng phơi khô) và có một hương thơm dịu. Nhằm thích ứng với khẩu vị của người dân địa phương, một số hàng ăn nhất định cũng phục vụ thêm món Laksa (món súp cay của người Peranakan) hay các món cà ri. Khi ăn Tàu hũ dồn, một số phụ gia không thể thiếu là tương ớt, tương đậu ngọt và hạt mè.


Tàu hũ dồn Ampang, một phiên bản khác của món ăn

Hakka này của người Malaysia cũng khá phổ biến ở Singapore. Món này được ăn khô và các thành phần của nó được hầm hoặc hấp từ từ nhằm tăng thêm hương vị thơm ngon đặc biệt. Các hàng ăn có món Tàu hũ dồn Hakka nổi tiếng ở Singapore bao gồm nhà hàng Goldhill Hakka dọc đường Changi và Rong Xin Cooked Food tại Chợ và Trung tâm Ẩm thực Tanjong Pagar. Vì thế nếu bạn đang tìm kiếm một lựa chọn dinh dưỡng tại trung tâm ăn uống, hãy gọi món Tàu hũ dồn.