Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Những món ăn đường phố khoái khẩu của Singapore

Ở Singapore, chính phủ hợp nhất những người bán hàng rong vào các trung tâm ẩm thực. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho người dân dễ bán mà còn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho cả người ăn. Đến Singapore, du khách sẽ rất an tâm về chất lượng vệ sinh trong ẩm thực, mà không phải lo lắng về bao tử.

Chắc hẳn bạn đã nghe về món cơm gà và món lạc xà (laska) – món bún nổi tiếng của Singapore. Nên trong phần giới thiệu về ẩm thực đường phố kỳ này của Singapore, xin giới thiệu đến bạn đọc 5 món ăn đường phố khoái khẩu khác, theo gợi ý của trang PBS.

Gỏi cá sống / Yusheng

Yusheng có nghĩa là cá sống, nhưng món ăn này theo phong cách Triều Châu. Thường được mô tả như một phiên bản khác của món Carpaccio (cá sống thái lát mỏng, tưới dầu ô liu và để thật lạnh trước khi ăn) của Singapore.

1
Món gỏi cá sống Yusheng

Bánh gạo nước / Chwee Kueh

Chwee Kueh nghĩa là bánh gạo nước, làm bằng nước và bột gạo, hấp trên hộp thiếc nhỏ. Chúng mịn và mượt, trên cùng của bánh là củ cải chiên và tương ớt, thường được dùng như bữa ăn nhẹ.
Mỗi đầu bếp sẽ có bí quyết riêng để bánh gạo mượt mịn.

2
Bánh gạo nước Chwee Kueh
Mì trứng / Lor Mee

Được làm theo phong cách mì Phúc Kiến, Lor Mee là một món ăn cổ điển của Singapore. Một bát mì trứng ngon lành bao phủ rau húng với bánh cá và thịt heo.

Thoạt nhìn, bạn có thể thấy món Mì Lor Mee chẳng ngon lành gì cả. Nhưng đừng để bề ngoài của nó đánh lừa bởi một khi nếm qua hương vị xốt đen đậm đà của nó, bạn sẽ mãi nhớ... nửa đời.
Nước tương đen đậm đà thường chính là yếu tố quyết định bát mì Lor Mee thuộc loại thường hay loại hảo hạng, và nước tương này được chế bằng cách hầm hỗn hợp xương heo, trứng và các gia vị. Đôi khi người ta cũng sử dụng khoai tây hoặc bột ngô để làm sệt thêm cho món tương này.

3
Món Mỳ Trướng Lor Mee
Rojak

Rojak là một trong những món ăn tiêu biểu của đất nước Singapore. Rojak trong tiếng Mã Lai có nghĩa là sự pha trộn, là món salad rau và trái cây truyền thống được dùng phổ biến như món khai vị.

4
Rojak Một trong những món ăn tiêu biểu của Singapore
Popiah

Popiah đến với Singapore bởi người nhập cư Triều Châu. Đó là một loại bánh crepe mỏng được phủ đầy hải sản, thịt và rau quả trước khi được cuộn lại như chả giò.

5

Nguyên liệu chính của popiah là tôm, thịt heo băm nhỏ, trứng, jicama, rau om, tỏi chiên, và nước xốt.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Đảo Kusu hòn đảo của những vùng đất thánh

Đảo Kusu là quê hương của một số vùng đất thánh quan trọng và là nơi hàng năm diễn ra cuộc hành hương Kusu. Từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, hàng ngàn người đến thăm đảo để cầu bình an, may mắn, sức khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng.

kuso

Còn được gọi là Đảo Mũi neo (theo tiếng Mã Lai) hay "Đảo Rùa" (theo tiếng Hoa), nơi đây có ngôi chùa Trung Hoa nổi tiếng tên Da Bo Gong được xây dựng vào năm 1923. Trên đỉnh đảo còn có ba ngôi miếu hướng về các địa danh Mã Lai. Để lên được đó, người đến làm lễ phải leo 152 bậc thang.

Không chỉ phong phú về di tích, đảo Kusu còn hấp dẫn du khách với những vùng vịnh đẹp như tranh vẽ, những bãi biển sạch sẽ và hệ động vật đa dạng. Muốn đến thăm đảo Kusu, hãy thuê một chiếc tàu từ Bến Marine South và bạn sẽ được tận mắt ngắm những đàn rùa cùng nhiều sinh vật biển sinh động khác, được thu vào tầm mắt một vùng đất trù phú, nên thơ.
GIỜ MỞ CỬA
Hàng ngày 24/24 giờ
PHÍ VÀO CỬA
Người lớn $15
Trẻ em $12
ĐẶC ĐIỂM
Phù hợp cho gia đình, Tham quan & Khám phá
TỐT CHO
Thiên nhiên, Lịch sử, Đời sống hoang dã
DÀNH CHO 
Trải nghiệm khác biệt, Cảnh đẹp
ĐỊA CHỈ
Đảo Kusu Singapore 000704
Phone(65) 6534 9339

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Du lịch khắp đảo quốc với hệ thống SMRT

Ngoài taxi, có lẽ hệ thống tàu điện ngầm (MRT) là phương tiện đi lại nhanh nhất ở Singapore. Không chỉ là một trong những hệ thống giao thông sạch nhất, SMRT còn đem lại cho hành khách những góc nhìn tuyệt đẹp về trung tâm và các khu vực trong thành phố, hệ thống này tiếp cận tới gần như mọi ngóc ngách của Singapore. Bạn có thể tải bản đồ tuyến đi của tàu trên websitewww.smrt.com.sg và dùng bản đồ để tìm vị trí và đánh dấu đường đi của mình.

MRT

SMRT áp dụng nhiều cơ chế bán vé dựa trên các loại thẻ thông minh có nạp tiền trước để đáp ứng nhu cầu đi lại của bạn, từ vé thông thường đi một lần cho tới vé giảm giá dành cho khách du lịch. Những thẻ nạp tiền trước, thường được biết đến là thẻ ez-link, có thể mua tại Phòng vé TransitLink đặt tại một số nhà ga SMRT, còn các loại vé thông thường thì có thể mua tại các  Máy bán vé công cộng (GTM) đặt tại tất cả các nhà ga SMRT.

Bạn có thể nạp thêm tiền vào thẻ ez-link của mình tại bất kì Phòng vé Transitlink nào hoặc máy GTM có sử dụng tiền mặt hoặc hệ thống chuyển tiền điện tử (NETS). Số tiền nạp tối thiểu là 10S$ và tối đa lượng tiền trong thẻ cho phép là 100S$. Bạn cũng có thể chọn mua Vé tiêu chuẩn - loại vé có thể sử dụng 6 lần trong 30 ngày kể từ ngày mua. Bạn cần đặt cọc 1S$ vàsố tiền này sẽ được hoàn trả tự động bằng cách trừ vào tiền vé trong chuyến đi thứ ba của bạn.

Các nhà ga SMRT đã áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo có lối đi cho người sử dụng xe lăn, các gia đình có con nhỏ dùng xe đẩy, người có sức khỏe kém và khách du lịch mang hành lí hoặc va li cồng kềnh, đảm bảo rằng tất cả các nhu cầu của hành khách đều được chăm sóc chu đáo khi đi trên SMRT.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

7 khu mua sắm không biết chán ở Singapore

Mua sắm tại Singapore đem lại cảm giác thú vị vì tại đây bạn có thể tìm thấy hầu hết những gì mình cần, dù ở các khu mua sắm riêng biệt.

Từ Giáng Sinh năm trước đến Tết Âm lịch năm sau, tất cả các khu mua sắm tại Singapore đều treo biển Sale - Giảm giá. Đây là thời gian bán hàng giảm giá lớn thứ hai trong năm sau thời điểm tháng 6 và 7. Có nơi giảm đến 70%.

1
Nhộn nhịp người mua trong khu Isetan.

Khu Isetan là một trong số ít trung tâm mua sắm mà ở đó bạn có thể tìm thấy gần như tất cả các chủng loại mặt hàng từ nước hoa, thời trang nam nữ, đồ nội thất, túi xách, dụng cụ thể thao, cho đến thiết bị điện tử, đồ gia dụng và văn phòng phẩm. Trung tâm mua sắm này bày bán chủ yếu sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng quốc tế và các nhãn hàng được ưa chuộng ở khu vực châu Á.

Chợ đêm Tanglin Mall: Nếu bạn đam mê lùng sục hàng tiếng đồng hồ để tìm kiếm những đĩa CD cũ hoặc đĩa than yêu thích thì bạn nên ghé thăm chợ Tanglin Mall. Ở đây có hơn 50 quầy bán đồ cổ, đồ sưu tập, trang phục truyền thống và đồ chơi dân gian từ thời xưa.

Khu chợ Tiểu Ấn: Một phần là chợ, một phần là trung tâm ăn uống và một phần là trung tâm mua sắm, Tekka Centre là nơi các sắc tộc cùng tập trung lại để tạo ra một ngày hội mua sắm đa văn hóa. Họ bán tất cả mọi thứ từ quần áo hàng ngày, đồ dùng trong nhà và đồ dùng tín ngưỡng cá nhân, cho tới các đồng hồ đeo tay và trang phục Ấn Độ truyền thống. Mustafa là trung tâm mua sắm mở cửa 24/24. Đây là nơi mua sắm đồ lưu niệm rất thuận tiện.

2
Khu Tiểu Ấn với vô vàn các sản phẩm thủ công tinh xảo.

Khu Chinatown: Ghé thăm Chinatown vào dịp Tết Nguyên Đán là tuyệt nhất. Đây là thời điểm chợ ẩm thực Chinatown trở nên náo nhiệt với nhiều hoạt động, từ các điệu múa lân cho tới các buổi biểu diễn kinh kịch. Những lễ hội nhiều người tham gia như vậy đã khiến cho khu chợ càng trở nên sống động và cũng vào thời gian này, bạn có thể thấy vô số sạp hàng bán đèn lồng, thư pháp Trung Quốc, mặt nạ tuồng, thời trang hiện đại và các đặc sản mùa lễ hội. Vào những ngày này, các sạp hàng bắt đầu bày bán trên các phố Pagoda, Smith, Trengganu và Sago.

Con đường mua sắm Orchard: Một trong những trung tâm mua sắm lâu đời chính là Trung tâm mua sắm Tanglin nằm gần đầu đường Orchard. Tanglin có nhiều cửa hàng chuyên bán các loại sản phẩm đan hạt cườm, quần áo, đồ phụ kiện, đồ nội thất và đồ cổ. Trung tâm mua sắm ION Orchard với tầng một là nơi bán những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như Prada, Ermenegildo Zegna, Louis Vuitton... Còn tầng hầm thì đông khách hàng thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội, từ sinh viên cho đến nhân viên văn phòng, tất cả đều bị hàng loạt sản phẩm thông dụng có chất lượng cao như Topshop, Fred Perry và Armani Exchange cuốn hút. Ngoài ra trên phố này còn hàng chục các mall lớn nhỏ khác.

3
Khu mua sắm Orchard.

Funan Digital Mall là một trong những nơi tuyệt vời nhất Singapore để mua tất cả đồ liên quan tới máy tính và công nghệ. Nằm trong khu vực City Hall giữa đường Victoria và đường North Bridge, Funan Digital Mall là trung tâm mua sắm công nghệ thông tin hàng đầu châu Á. Rất đông khách hàng từ các nơi xa xôi đến đây để dạo quanh các cửa hàng bày bán đồ điện tử chuyên dụng.

4
Khu mua sắm đồ công nghệ Funan Digital Mall.

Sim Lim Square: Đây cũng là một nơi bán đồ công nghệ không thể bỏ qua. Các cửa hàng ở trung tâm Sim Lim được chia thành nhiều tầng khác nhau dành cho các sản phẩm khác nhau, tầng một bày bán các sản phẩm điện tử tiêu dùng còn từ tầng ba đến tầng năm chủ yếu là các công ty buôn bán mặt hàng công nghệ thông tin. Để mua máy tính xách tay và máy tính để bàn, bạn chỉ cần tiến thẳng tới các tầng cao nhất của khu mua sắm này.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Holland Village giải trí và mua sắm ở Singapore

Với vẻ quyến rũ thanh tao, Holland Village (Làng Hà Lan) là nơi cộng đồng người nước ngoài sinh sống ở Singapore thường hay lui tới. Nếu muốn dành trọn một ngày để thư giãn, trò chuyện cùng bạn bè hay đơn giản là để nghe nhạc thì đây là một địa điểm tuyệt vời.

Đối với những du khách không có nhiều thời gian để khám phá mọi hang cùng ngõ hẻm, Holland Village là một thế giới thu nhỏ của Singapore vì có nhiều loại hình giải trí và mua sắm mà bạn chỉ có thể tìm thấy ở Singapore. Từ Đại lộ Orchard tới đây chỉ mất khoảng 10 phút đi taxi.

Village

Dọc theo Đường Lorong Mambong, bạn sẽ thấy một loạt các điểm biểu diễn nhạc sống, nhà hàng sang trọng và những quán bar bình dân. Tại đây bạn cũng sẽ tìm thấy các quán cà phê truyền thống nơi có thể thưởng thức trà sữa teh tarik ("trà kéo") và ngắm dòng người ngược xuôi, hoặc bắt gặp một khu chợ địa phương bán đồ ăn tươi sống và nhiều cửa hàng đồ cổ. Những người đam mê chụp ảnh cũng tụ tập ở đây cả ngày để in tráng ảnh, lên khung cho các tác phẩm của mình và mua sắm các thiết bị nhiếp ảnh hiện đại nhất.

Khu mua sắm Holland Road là một kho tàng nghệ thuật và đồ thủ công mang âm hưởng dân tộc. Ở đây có Lim’s Arts and Living, một cửa hàng lớn trưng bày đồ cổ và những vật dụng khác như bộ đồ ăn Ma-rốc, lồng chim, tranh ảnh về Châu Phi và ống điếu hút shisha. Ngoài các đồ trang trí nhà cửa, bạn còn có thể tìm thấy một hoặc hai cửa hàng bán quần áo kiểu cổ.

Đối diện với Khu mua sắm Holland Road, bạn sẽ tới Chip Bee Gardens, khu vực sôi động của các nhà hàng Ý hiện đại, cửa hàng thời trang, khu ẩm thực và các phòng triển lãm nghệ thuật. Hãy tới khu Holland Village hiện đại, cảm nhận một không gian đa phong cách kết hợp hài hòa với tinh hoa dân tộc.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Lễ hội thuyền rồng ở Singapore

Chỉ mất 20 phút đi taxi về phía đông thành phố là bạn có thể đưa cả gia đình đến Bedok Reservoir để đón xem Lễ Hội Đua Thuyền Rồng Singapore được tổ chức hàng năm. Ở đây, bạn sẽ được xem các đội thuyền rồng từ khắp mọi nơi trên thế giới về thi đấu. Mỗi đội thuyền rồng có 22 thanh niên khỏe mạnh, sử dụng các kỹ năng chèo thuyền khéo léo để tranh tài với các đội khác giành lấy vinh quang cuối cùng.

Tương tự như nhiều môn thể thao Châu Á cổ xưa khác, môn đua thuyền rồng cũng có lịch sử bí ẩn và phong phú. Nguồn gốc của môn thể thao này bắt đầu sau khi nhà thơ nổi tiếng Khúc Nguyên thời Chu của Trung Quốc qua đời. Là một vị quan liêm khiết, Khúc Nguyên đã rất đau lòng trước nạn tham nhũng trong bộ máy quan lại của mình đến nỗi gieo mình xuống dòng sông Mịch La trong nỗi niềm thất vọng.

thuyenrong

Hoạt động đua thuyền của các tay chèo thuyền rồng tượng trưng cho nỗ lực hết mình của những người đánh cá trong làng, gắng sức sải tay chèo trên mặt nước để thoát khỏi loài cá ăn thịt người. Trong khi những người đánh cá đã không thể cứu sống Khúc Nguyên thì truyền thống ném bánh giò (còn được gọi là “ba chang” ) bọc bằng lụa hoặc lá chuối để an ủi thần sông vẫn tiếp tục được lưu truyền trong các hoạt động của lễ hội ngày nay. Ngày nay, cuộc đua thuyền rồng có một diện mạo vui tươi hơn. Hãy cổ vũ hết mình và thể hiện niềm hứng khởi của bạn khi những chiếc thuyền được trang trí lộng lẫy rẽ nước tranh đua trên mặt sông và chứng kiến toàn bộ các nghi thức cổ xưa vẫn được thực hiện ở đây như việc tắm cho đầu rồng của thuyền trước mỗi trận đấu.

Cuộc đua thuyền rồng là sự kiện không thể bỏ qua đối với những người yêu thích thể thao, bởi đó là một môn thể thao mạnh mẽ, đầy sức chiến đấu, mang tính hành động và đem lại cảm giác hào hứng tuyệt vời. Ngoài ra, cuộc đua thuyền rồng, với những tiếng trống rộn rã, những nhịp điệu say mê và tinh thần đồng đội nghiêm ngặt cũng là một hoạt động vui vẻ náo nhiệt để bạn ngắm nhìn và thưởng thức.

Sông Kallang nằm ngay cạnh Khu Trung tâm Thương mại (Central Business District) là một địa điểm khác mà bạn có thể tới xem đua thuyền rồng. Tại đây, các câu lạc bộ đua thuyền rồng đã luyện tập và thi đấu trong nhiều cuộc thi vào dịp cuối tuần và đó là một nơi tuyệt vời nếu bạn muốn xem thể thao và thử thực hành.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Khám phá Singapore trong 48 tiếng

Với không gian truyền thống được tạo dựng từ một nền văn hóa đa dạng, đồ ăn ngon, nét nghệ thuật đương đại sống động và nhịp sống trên đường phố, thành phố 'Sư tử' là một điểm đến không thể bỏ qua.

Ngày thứ nhất

12h00: Hãy xác định phương hướng bạn sẽ đi và ngắm nhìn Singapore từ chiếc đu quay cao nhất thế giới. Bạn có thể phóng tầm mắt đến trung tâm thành phố, những bãi cát và khu vườn trên vịnh Marina, thậm chí nhìn ra xa về phía Nam Indonesia và phía Bắc Malaysia. Chi phí cho hoạt động này sẽ tiêu tốn 33 đô la Sing, trẻ em thì chỉ 21 đô la Sing.

1
Chiếc đu quay cao nhất thế giới tại Singapore. Ảnh: theage.com.au

13h30: Ăn trưa tại Bistro Moderne, nhà hàng của đầu bếp nổi tiếng Daniel Boulud. Hãy đặt hàng một bữa ăn trưa tại đây với món thịt lợn Boulud nổi tiếng.

15h00: Thăm quan Trung tâm nghệ thuật đương đại Gillman Barracks. Trung tâm này được đặt theo tên một vị tướng của Anh, vốn là một doanh trại được xây dựng trong những năm 1930 cho lính Trung đoàn Middlesex. Trung tâm là điểm đến nổi tiếng của những nghệ sĩ, với 13 phòng trưng bày (trong đó có New York Sundaram Tagore và Michael Janssen Berlin), nhiều khu mua sắm, quán cà phê, nhà hàng và công viên Botanic Gardens cũng có không gian mở để trưng bày các tác phẩm điêu khắc đương đại.

17h00: Khám phá rặng núi Southern Ridges, một đường mòn dài 9 km kết nối với công viên dọc theo rìa phía Nam của Singapore. Cây cầu Henderson Waves là một cảnh quan kì vĩ và tác phẩm tuyệt đẹp, giống như một con rắn phát sáng dài 274 m và rộng tới 8m với sườn thép và gỗ. Đây là cây cầu đi bộ cao nhất tại Singapore.

2
Cây cầu mang tên Henderson Waves. Ảnh: newtravel.aol.com

20h00: Thưởng thức bữa tối tại Jaan, trên tầng thứ 70 của khách sạn Swissotel Stamford với những món ăn tuyệt hảo của đầu bếp người Pháp Julien Royer. Thực đơn tại đây rất tinh tế, tươi ngon và sáng tạo, kết hợp với các loại rượu vang tuyệt vời. Bạn hãy trải nghiệm bữa tối hoàn hảo này khi ngồi ngắm toàn cảnh Singapore từ tầng cao của toà nhà.

10h00: Hãy bắt đầu từ khu Raffles, đi dọc xuống phố và đi qua cầu cảng Boat Quay, một trong số các cảng chính của thương nhân tại đây. Bạn có thể đến với những quán bar và nhà hàng, sau đó rẽ phải vào đường North Bridge để thăm quan Thánh đường St Andrew và Tòa án Tối cao.
Nếu có thời gian, hãy vào trong Bảo tàng Peranakan trên đường Armenia khám phá nguồn gốc của những người định cư Trung Quốc. Đi dọc trên đường North Bridge cho đến khi đến khu phố Ả Rập đầy màu sắc và thánh địa mua sắm Haji Lane. Từ đây rẽ trái sang khu Tiểu Ấn, một khu phố nhộn nhịp, rực rỡ, đông đúc cư dân với nhiều ngành nghề khác nhau.

Ngày thứ hai

12h00: Ăn trưa tại khu Tiểu Ấn. Phần lớn người Ấn Độ tại Singapore có tổ tiên ở Tamil Nadu và các món ăn đặc sản của họ vào giờ ăn trưa là món cà ri dừa chua cay, ăn với cơm và dưa chua. Một đặc sản khác là Dosas, làm từ gạo lên men và đậu lăng. Hãy thử những món ăn độc đáo này.
13h00: Đi taxi trở lại bức tượng Raffles, bạn sẽ nhìn thấy Bảo tàng Văn minh châu Á trong khu Empress Place, một công trình lớn để lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa của người Tamil, Phúc Kiến và người gốc Mã Lai.

16h00: Đi dạo hoặc với 10 phút taxi đến khách sạn Raffles và tìm đến phòng trà. Được xây dựng vào năm 1877, khách sạn Raffles đã rất nổi tiếng trong các tác phẩm của Rudyard Kipling và Alfred Hitchcock. Bạn có thể nhâm nhi chén trà cùng bánh mì dưa chuột hay bánh nướng kem.
20h00: Ăn tối tại nhà hàng hải sản Jumbo để thưởng thức một số món ăn tinh túy của Singapore như cua xào ớt, món ăn mà cua được xào với lớp nước sốt cà chua và ăn cùng bánh bao hấp màn thầu.

3

Món cua được nhắc đến trong mọi chủ đề ẩm thực của Singpapore. Ảnh accidemtalepicuean.com
22h00: Hãy đến một quan bar để chìm trong một không gian quyến rũ với những cốc 'cocktail' mang tên Shrub hay Dub Dub, là hỗn hợp của rượu gin, rượt vecmut, nước táo, trà xanh, mật ong và chanh.

10h00: Đến khu phố Trung Quốc để thưởng thức bữa phụ với Dimsum, mang đến hương vị của những món điểm tâm tươi, ngon và có hương vị Quảng Đông đích thực.