Hiển thị các bài đăng có nhãn Thẻ MRT singapore. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thẻ MRT singapore. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Sông Kallang – Công viên Bishan

Chúng tôi đã viết về kế hoạch của Singapore xây dựng công viên Bishan vào cuối năm 2009 và bây giờ kế hoạch đó đã được thực hiện theo yêu cầu của Thủ tướng Singapore là mở rộng công viên cho dân chúng. Công việc thiết kế đã được thực hiện bởi Atelier Dreiseitl.



Năm 2009, ông Herbert Dreiseitl, người sáng lập và là đối tác tại Atelier Dreiseitl đã phát biểu: “Như một động lực mạnh mẽ mới cho tương lai, một hạ tầng có thể được người dân trân trọng và tiếp cận, đồng thời chú ý đến môi trường một cách bền vững cũng như mang lại sự thay đổi tinh tế trong hành vi và tư duy. Và thông qua những thay đổi này chúng ta có thể bắt đầu tạo ra những nơi chốn nhộn nhịp, lành mạnh và đầy sống động về văn hóa-xã hội. Công viên Bishan đã sẵn sàng khởi động cho điều này, đem dòng sông và yếu tố nước đến với người dân, và sẽ làm nơi này trở nên tuyệt vời hơn.”

Nằm ở trung tâm đảo quốc với hơn 3 triệu lượt khách thăm quan mỗi năm, công viên Bishan là một trong những công viên nổi tiếng nhất của Singapore. Dự án là một phần của việc nâng cấp công viên và những kế hoạch nâng cao năng lực thoát nước cho sông Kallang dọc theo của công viên, nhiều công việc đã được tiến hành đồng thời để biến con kênh bê-tông thành một dòng sông tự nhiên, tạo nên những không gian mới phục vụ cho cộng đồng.

Dự án này là một phần quan trọng của chương trình Active, Beautiful, Clean Waters (Nguồn nước Sạch, Đẹp, Sôi động) của Cục Hạ tầng Công (Public Utilities Board) ở Singapore, cơ quan quản lý việc cấp và thoát nước của đảo quốc. Đây là một sáng kiến lâu dài để biến đổi hệ thống sông hồ tại Singapore vượt xa hơn chức năng thoát và cấp nước đơn thuần, và trở thành những nơi chốn mới và sôi động, nhằm gắn kết cộng đồng và tạo chỗ nghỉ ngơi cho người dân.

Điểm nhấn chính trong dự án công viên Bishan là việc biến con kênh thoát nước bằng bê tông dài 2.7km, thành một dòng sông tự nhiên dài 3km, uốn khúc quanh co qua công viên. Sáu mươi hai héc ta của công viên đã được thiết kế lại thành một chốn xinh đẹp không chỉ để phù hợp với quá trình thay đổi của một hệ thống sông chứa đựng sự thất thường của mực nước, mà còn mang đến lợi ích tối đa cho người sử dụng nó. Ba sân chơi, các nhà hàng, một địa điểm ngắm cảnh được xây dựng từ những tấm bê-tông cũ, và sự phong phú của những không gian mở xanh tô điểm cho một kỳ quan thiên nhiên, sự phục hồi của dòng song, giữa lòng thành phố. Đây là nơi để bạn cởi giày của mình, và đến gần với nước và thiên nhiên!

Thêm vào đó, công viên còn được bổ sung những không gian mở rộng rãi cho các hoạt động giải trí và thư giãn, thảm thực vật dọc bờ sông cho phép mọi người tiếp cận gần gũi với nước. Trong trường hợp có trận mưa lớn, mảng xanh hai bên dòng sông sẽ ngập nước như một dòng kênh lớn để vận chuyển nước xuống hạ lưu. Công viên Bishan là một ví dụ đầy cảm hứng cho thấy một công viên đô thị có thể có chức năng hạ tầng sinh thái như thế nào, một sự kết hợp thông minh của nguồn nước, quản lý lũ lụt, đa dạng sinh học, giải trí, và nhờ có sự tiếp xúc và kết nối con người với nước, mà ngày càng nâng cao trách nhiệm công dân đối với nước.



                                               Công dân vui chơi tập thể dục trong công viên

Lịch sử

Sông Kallang là dòng sông dài nhất ở Singapore và chảy qua trung tâm quốc đải suốt 10km từ hồ chứa Peirce Hạ (nằm ở trung tâm địa lý của Singapore) đến hồ chứa Marina (vốn là vịnh biển trước kia).

Vào những năm 1960 và 70, những con kênh và cống bê tông, bao gồm sông Kallang thuộc công viên Bishan, được xây dựng để giảm bớt lũ lụt trên diện rộng. Ngày nay, cũng như những thành phố khác trên thế giới, phương pháp thoát nước mưa (xuống hạ nguồn) theo kiểu “càng nhanh càng tốt” này phải được bổ sung một nhóm giải pháp toàn diện hơn cho việc thiết lập để tương ứng với những thách thức bởi sự bất ổn của thời tiết và sự gia tăng đô thị hóa.

Ngay tại dòng sông Kallang – công viên Bishan, kế hoạch độc đáo nhằm dỡ bỏ các kênh bê tông và tạo nên những dòng chảy tự nhiên được hình thành lần đầu tiên ở Singapore. Được thiết kế dựa trên ý tưởng về một khu vực bị ngập nước (tùy theo sự thay đổi của lượng mưa), người dân có thể tiếp cận mặt nước gần hơn và thưởng ngoạn và tham gia các hoạt động dọc theo bờ song khi mực nước thấp, và trong suốt những ngày mưa lớn, dải đất thấp ven sông sẽ trở thành một dòng kênh ngập nước. Sự gia tăng mức độ gồ ghề của lòng sông với sỏi, các phiến đá có nghĩa là tốc độ dòng chảy của sông Kallang đã được giảm xuống, do đó mà lượng chất rắn bị trôi xuống hạ lưu tới vịnh hồ Marina ít hơn, nơi mà những chất rắn này sẽ phải được tách ra khỏi nước qua quá trình lọc. Sự gia tăng khối tích của dòng sông và giảm vận tốc dòng chảy cũng đồng nghĩa với việc phòng chống ngập lụt cho khu vực đô thị mật độ cao xung quanh công viên.



                                            Khoảng xanh nổi bật giữa các tòa nhà chọc trời

Đa dạng sinh học ở công viên Bishan

Dự án đã không có nỗ lực “nhân tạo” nào để mang lại sự hiện diện của động vật hoang dã trong công viên, nhưng chính sự trở lại của dòng sông tự nhiên trong công viên đã gia tăng mức độ đa dạng sinh học của công viên lên 30%. 66 loài hoa dại, 59 loài chim và 22 loài chuồn chuồn đã được tìm thấy trong công viên Bishan, những con số không tệ đối với một công viên đô thị.

Singapore nằm trong đường bay Á – Úc (của các loài chim) vì vậy công viên có thể mong chờ một số vị khách là các loài chim di trú đặc biệt. Một vài vị khách bất ngờ đã được phát hiện bao gồm chim Zanzibar Red Bishop, có nguồn gốc từ châu Phi, Cú đốm khoang gỗ, nguồn gốc từ rừng nhiệt đới ở Indonesia, Vẹt đuôi dài, có nguồn gốc ở đảo Andaman và loài Orange Cheeked Waxbills, có nguồn gốc từ miền Tây và miền Trung Nam Phi. Các loài chim (như diệc màu tím, chim sẻ, gà nước) hiếm khi được thấy trong một khu đô thị có mật độ cao cũng được phát hiện (và thậm chí cả chỗ tổ của chúng) giữa những mảng thực vật mới. Quần đảo Mã Lai là một trong những “điểm nóng” về đa dạng sinh học lớn nhất thế giới, chỉ đứng thứ hai sau Amazon, và khí hậu mưa rừng nhiệt đới là nơi trú ngụ của những thảm thực vật tươi tốt.

                                                                      Đa dạng thực vật

Sự hồi phục của dòng sông đã tạo ra một số lượng lớn các vi-môi trường sống (micro-habitat) đa dạng cho sinh vật, chúng không những làm tăng đa dạng sinh học mà còn gia tăng tính linh động và thích ứng của các loài, có nghĩa là khả năng để tồn tại dài hạn của chúng được cải thiện rất nhiều.

Kỹ thuật sinh học cho đất

Việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học cho đất để ổn định bờ sông lần đầu tiên áp dụng tại Singapore và là một tham chiếu mới cho việc ổn định đất ở vùng nhiệt đới, vốn hiếm khi được sử dụng hoặc được ghi chép lại.

Trong năm 2009, một khu thử nghiệm được xây dựng dọc theo một bờ đất dài 60m bên một đường thoát nước phụ trong công viên để thử nghiệm 10 thử nghiệm kỹ thuật công nghệ sinh học khác nhau cho đất và rất nhiều các loài cây bản địa trồng. Bảy trong số những kỹ thuật này sau đó đã được lựa chọn để sử dụng dọc theo con sông chính. Bao gồm làm cừ, chẻ – gõ với cắt, vải địa kỹ thuật bọc đất nhô lên, đệm với cừ, cây lau cuộn, sọt đất, và vải địa kỹ thuật với cây nhỏ. Khi công nghệ sinh học cho đất phần lớn là chưa được kiểm chứng ở vùng nhiệt đới và Đông Nam Á, việc thử nghiệm trên được sử dụng để tinh lọc các sự lựa chọn những kỹ thuật và thực vật thích hợp, cũng như các phương pháp xây dựng có hiệu quả và hiệu suất cao nhất. Sự mở rộng hệ thống thử nghiệm này đã được thực hiện, bao gồm đo độ sâu và tính bền bỉ của sự phát triển của rễ.

                                                            Hình ảnh Công viên Bishan

Sông Kallang – Công viên Bishan, Singapore 

- Diện tích của công viên Bishan : 52 ha (trước khi mở rộng), hiện nay là 62 ha
- Năng lực đón khách: hơn 3 triệu lượt
- Quá trình xây dựng: từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 2 năm 2012, chính thức được Thủ tướng Singapore khai trương vào ngày 17 tháng 3 năm 2012
- Thiết kế: Atelier Dreiseitl
- Kỹ thuật (xây dựng): CH2MHILL
- Chủ đầu tư: Cục Hạ tầng Công, cơ quan quản lý nước của Singapore, và NPark, Cục Công viên Quốc gia

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Tàu điện ngầm MRT Singapore

Với sự phát triển nhanh chóng của mình, Singapore tự hào và phát triển hệ thống tàu điện ngầm MRT(Mass Rapid Transport) để đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân trong đô thị.

Với đời sống ở Singapore đa số mọi người điều dùng tàu điện ngầm MRT làm phương tiện đi lại chính. Khi đi du lịch Singapore bạn cần phải biết một số thông tin về MRT. Hệ thống vận chuyển công cộng này có phạm vi hoạt động rộng và tính hiệu quả cao giúp việc đi lại giữa các nơi trong thành phố và khu vực ngoại ô được dễ dàng với mức chi phí hợp lý. Chính vì vậy mà hàng ngày, có tới 2 triệu lượt khách sử dụng mạng lưới tàu điện ngầm từ 6 giờ sáng cho tới tận nửa đêm với tần suất 3 đến 8 phút một chuyến.


Tàu điện ngầm MRT có 3 tuyến chính: Tuyến Nam-Bắc từ vịnh Marina đến Jurong East, tuyến Đông-Tây từ sân bay Changi/Pasir Ris đến Boon Lay, và tuyến Đông-Bắc từ Harbour Front đến Puggol. 3 tuyến chính trên có màu khác nhau: Tuyến Bắc – Nam có màu đỏ, tuyến Đông – Bắc có màu tím và tuyến Đông – Tây có màu xanh lá cây. Để đến một địa điểm nào đó, trước hết bạn phải xác định nơi đến gần ga tàu điện ngầm nào nhất, sau đó mua vé đến ga đó. Có thể bạn sẽ phải xuống các ga trung chuyển (Interchange) để đổi tàu mới có thể đến được điểm cần đến. Khi đã đến ga cần đến, bạn phải chú ý các biển chỉ dẫn để có thể đi ra các cửa thích hợp. Có khi một ga tàu điện ngầm có tới 8 cửa ra ở nhiều hướng khác nhau và đến các phố hoặc trung tâm thương mại khác nhau. Nếu ra nhầm cửa có khi bạn sẽ phải đi bộ thêm đến cả cây số so với ra đúng cửa cần ra.

Lời khuyên dành cho các ứng viên: Nên mua vé tiêu chuẩn (Standard Ticket) tại các máy bán vé tự động. Giá vé tàu điện ngầm dao động từ 0.8 SGD cho đến 1.8 SGD (ngoài ra bạn còn phải đặt cược số tiền 1 SGD nữa). Màn hình cảm ứng sẽ hỏi bạn chọn mua vé đến ga nào, sau đó yêu cầu bạn đút tiền xu (10 cents, 20 cents, 50 cents, 1 SGD) hoặc tiền giấy (2SGD và 5 SGD) vào máy. Máy sẽ phát hành một tấm thẻ từ giống như card điện thoại và bạn sẽ dùng nó khi đi qua cửa kiểm soát ở ga đi và ở cửa kiểm soát ga đến. Ở ga đến bạn sẽ lại đưa chiếc thẻ này vào máy một lần nữa để nhận lại 1 SGD tiền đặt cọc của chiếc vé này.

Thẻ ez-link, một loại thẻ đa năng và là một “sáng kiến” độc đáo của ngành giao thông Singapore. Ngoài các phương thức trả tiền bình thường khác như tiền mặt, thẻ tín dụng, thẻ ez-link có thể dùng để đi trên tất cả các loại phương tiện công cộng ở Singapore. Chẳng hạn, đang đi bằng xe buýt, tôi có thể chuyển sang đi MRT mà chẳng cần phải mua hai loại vé tháng hay trả tiền nhiều lần. Cứ trả bằng thẻ ez-link này là xong. Khi hết tiền thì chỉ cần nạp tiền vào thẻ bằng ATM thôi. Thật là tiện!

Để bảo đảm an toàn cho hành khách, các ga tàu điện ngầm ở Singapore đều được lắp kính ngăn cách lúc tàu chạy. Chỉ khi tàu dừng hẳn thì cửa tự động mở ra để hành khách lên xuống. Vừa mới kịp ngồi xuống ghế là nó đã lập tức lao đi với vận tốc kinh người, bên tai nghe tiếng rít xé gió, thế rồi phút chốc đã đến nơi cần đến. Tính ra mất vài phút, nhanh không thể tưởng tượng. Có điều khách lại mất không ít thời gian cho việc đi lại, lên xuống các tầng hầm. Lúc bằng thang cuốn, khi thì đi bộ, quẹo phải rẽ trái nhiều lần, di chuyển không ngừng. Chính vì vậy, nhiều du khách Việt lần đầu đi tàu điện ngầm đã bị lạc và thực sự hoảng hốt giữa “mê cung dưới mặt đất” này. Bạn phải chú ý thông tin trên bảng màn hình và nghe thông báo từ hệ thống thông tin bằng loa ở trong sân ga, nếu không bạn có thể sẽ lỡ chuyến tàu hoặc bị lạc.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Tại sao bạn nên đi du lịch Singapore?

Hè về, quốc đảo Singapore lại thu hút khá nhiều khách đến du lich Singapore. Quốc đảo sư tử nhỏ bé này không  có nhiều tài nguyên hay thắng cảnh tự nhiên nhưng các công trình kiến trúc độc đáo do chính bàn tay con người tạo nên đã tạo nên nét độc đáo của quốc đảo này.

Dưới đây là nhũng lý do mà bạn nên chọn quốc đảo sư tử trong dịp hè này:

1. Singapore – Một trong những quốc gia an toàn nhất trên thế giới.

Cuộc sống ở đây thanh bình đến độ nhiều siêu thị và gian hàng không lắp đặt thiết bị kiểm soát an ninh. Người mua hàng có thể thoải mái chọn mua hàng bày la liệt cả trong và ngoài siêu thị, mang ra mang vào đến khi nào mua đủ thì mang tới quầy thanh toán.
Mặt khác, đất nước Singapore được bố trí lắp đặt camera an ninh nhiều vô kể và pháp luật thì được thực thi nghiêm minh.

2. Giao thông tiện lợi

Hệ thống đường giao thông ở singapore khá hoàn chỉnh. Các phương tiện công cộng được sử dụng như xe buýt và tàu điện cao tốc MRT để đi lại ở Singapore rất tiện dụng với chi phí không mấy tốn kém.

Tàu điện ngầm ở Singapore

3. Chi tiêu dễ dàng

Nếu ở lâu và có ý định đi du lịch tự túc thì tốt nhất nên dùng thẻ đa dụng EZ-Link. Thẻ EZ-link có thể dùng để đi tàu MRT, xe buýt, thanh toán một số loại taxi và mua sắm như thẻ tín dụng tại một số cửa hàng bao gồm cả 7Eleven (cửa hàng tạp hóa mở cửa từ 7h đến 23h). Nạp tiền cho thẻ ezlink tại các ga tàu điện ngầm MRT (không mất phí), máy ATM hoặc tại các cửa hàng 7Eleven.

Về mạng viễn thông, có ba hãng lớn là Singtel, M1 và Starhub. Starhub giá cao nhất nên còn hai lựa chọn có thể cân nhắc là M1 và Singtel. Cả hai đều có sim 3G trả trước. Cần mang theo hộ chiếu khi mua sim, có hạn mức tối đa khi mua sim nên cân nhắc số lượng khi mua sim hộ người khác.

4. Trung tâm giải trí hàng đầu khu vực

Singapore tuy nhỏ nhưng lại là một trong những trung tâm giải trí hàng đầu khu vực với nhiều điểm du lịch và vui chơi hiện đại, hoành tráng.

- Bạn hãy đến thăm Marina Bay Sands và chụp ảnh với các công trình tiêu biểu của Singapore như sư tử mình cá phun nước, vòng quay khổng lồ, nhà hát Esplanade hình chiếc micro, tòa nhà hình hoa sen, Marina Bay Sands.

- Hoặc bạn có thể đến khu vui chơi nổi tiếng Sentosa nơi có công viên điện ảnh nổi tiếng Universal Studio với nhiều trò chơi mạo hiểm, leo lên đỉnh con sư tử biển lớn nhất Singapore, hay ngắm những bãi biển cát trắng dày mịn, nước trong veo.


- Vườn Thảo Mộc Singapore (Singapore Botanic Garden) mở từ năm 1859, vào cửa tự do. Những chiều thứ bảy thường hay có biểu diễn nghệ thuật tại sân khấu ngoài trời của Quỹ Shaw. Trong khuôn viên Vườn Thảo Mộc còn có Vườn Lan Quốc gia. Đây là nơi quy tụ rất nhiều giống lan đẹp và quý trong đó có hoa lan Vanda Miss Joaquim, loại hoa nở quanh năm và lâu tàn được tôn làm quốc hoa của Singapore.

- Bạn cũng nên dành thời gian đi thăm vườn chim lớn nhất châu Á – Vườn chim Jurong và Vườn thú Singapore nơi có hệ động vật rừng mưa phong phú nhất thế giới.

5. Thiên đường mua sắm

Được biết đến như một thiên đường thời trang và mua sắm của Châu Á, có cơ hội được đến Singapore để thỏa mãn giấc mơ shopping chắc hẳn là niềm mơ ước của nhiều cô gái.

Singapore có 2 mùa khuyến mãi chính trong năm, nhiều khuyến mãi hấp dẫn, một số chương trình bốc thăm may mắn diễn ra lúc nửa đêm:

  • Mùa hè bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, một số sản phẩm giảm đến 90%.
  • Mùa cuối năm, thường là trước Giáng sinh 


Nếu bạn muốn mua hàng cao cấp thì nên đi shopping ở Orchard Road, vào thăm các Đại siêu thị như Takashimaia, NgeeAn City, Paragon, Ion, Wisma Astria còn nếu muốn mua đồ trung bình thì nên đến khu Bugis, City Hall, Suntec. Khu buôn bán trên đường Arab cũng khá thú vị. Với những ai đam mê công nghệ cao thì nên tìm đến Trung tâm Funan ở 109, North Bridge Road. Hoặc SimLim Square ở số 1 đường Rochor Canal.

6. Ẩm thực phong phú

Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng Singapore luôn mang đến cho các bạn  món ăn đầy màu sắc và địa điểm ăn uống hấp dẫn. dù bạn đang tìm nhà hang cao cấp hay các trung tâm ẩm thực ngoài trời với thực ssonw phong phú, chắc chắn bạn sẽ tìm được một quán ăn ở mọi ngóc ngách của thành phố.


Ẩm thực Trung Quốc là đại diện lớn nhất cho ẩm thực Singapore với hơn 70% Singapore là người gốc Hoa. Đi vòng quanh khu vực của người Hoa – China Town, du khách sẽ thoải mái lựa chọn và thưởng thức những món ăn của nhiều miền của Trung Quốc. Còn nếu  là một người yêu thích ẩm thực Ấn Độ, du khách có thể thưởng thức cả món ăn Bắc Ấn hay Nam Ấn tại ngay Singapore. Các món ăn Ấn Độ thường được ché biến nhiều loại gia vị và thảo mộc giàu hương vị như thảo quả, đinh hương, thì là, rau mùi và ớt.

Các món ăn Malay lại mang một màu sắc khác trong bức tranh ẩm thực Singapore, những món ăn Malay có đặc trưng kết hợp các thảo dược như gừng, nghệ , riềng, chanh, đặc biệt là Belachan cay – mắm tôm, nước cốt dừa và tương đậu phộng. Bạn nên thử thưởng thức món thịt nướng tẩm sa tế xiên nướng trên than củi với hành và đưa chuột hay món Nasi Lemak được gói trong lá chuối với thịt bò nấu với nhiều thảo dược.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Sông Kallang – Công viên Bishan

Chúng tôi đã viết về kế hoạch của Singapore xây dựng công viên Bishan vào cuối năm 2009 và bây giờ kế hoạch đó đã được thực hiện theo yêu cầu của Thủ tướng Singapore là mở rộng công viên cho dân chúng. Công việc thiết kế đã được thực hiện bởi Atelier Dreiseitl.



Năm 2009, ông Herbert Dreiseitl, người sáng lập và là đối tác tại Atelier Dreiseitl đã phát biểu: “Như một động lực mạnh mẽ mới cho tương lai, một hạ tầng có thể được người dân trân trọng và tiếp cận, đồng thời chú ý đến môi trường một cách bền vững cũng như mang lại sự thay đổi tinh tế trong hành vi và tư duy. Và thông qua những thay đổi này chúng ta có thể bắt đầu tạo ra những nơi chốn nhộn nhịp, lành mạnh và đầy sống động về văn hóa-xã hội. Công viên Bishan đã sẵn sàng khởi động cho điều này, đem dòng sông và yếu tố nước đến với người dân, và sẽ làm nơi này trở nên tuyệt vời hơn.”

Nằm ở trung tâm đảo quốc với hơn 3 triệu lượt khách thăm quan mỗi năm, công viên Bishan là một trong những công viên nổi tiếng nhất của Singapore. Dự án là một phần của việc nâng cấp công viên và những kế hoạch nâng cao năng lực thoát nước cho sông Kallang dọc theo của công viên, nhiều công việc đã được tiến hành đồng thời để biến con kênh bê-tông thành một dòng sông tự nhiên, tạo nên những không gian mới phục vụ cho cộng đồng.

Dự án này là một phần quan trọng của chương trình Active, Beautiful, Clean Waters (Nguồn nước Sạch, Đẹp, Sôi động) của Cục Hạ tầng Công (Public Utilities Board) ở Singapore, cơ quan quản lý việc cấp và thoát nước của đảo quốc. Đây là một sáng kiến lâu dài để biến đổi hệ thống sông hồ tại Singapore vượt xa hơn chức năng thoát và cấp nước đơn thuần, và trở thành những nơi chốn mới và sôi động, nhằm gắn kết cộng đồng và tạo chỗ nghỉ ngơi cho người dân.

Điểm nhấn chính trong dự án công viên Bishan là việc biến con kênh thoát nước bằng bê tông dài 2.7km, thành một dòng sông tự nhiên dài 3km, uốn khúc quanh co qua công viên. Sáu mươi hai héc ta của công viên đã được thiết kế lại thành một chốn xinh đẹp không chỉ để phù hợp với quá trình thay đổi của một hệ thống sông chứa đựng sự thất thường của mực nước, mà còn mang đến lợi ích tối đa cho người sử dụng nó. Ba sân chơi, các nhà hàng, một địa điểm ngắm cảnh được xây dựng từ những tấm bê-tông cũ, và sự phong phú của những không gian mở xanh tô điểm cho một kỳ quan thiên nhiên, sự phục hồi của dòng song, giữa lòng thành phố. Đây là nơi để bạn cởi giày của mình, và đến gần với nước và thiên nhiên!

Thêm vào đó, công viên còn được bổ sung những không gian mở rộng rãi cho các hoạt động giải trí và thư giãn, thảm thực vật dọc bờ sông cho phép mọi người tiếp cận gần gũi với nước. Trong trường hợp có trận mưa lớn, mảng xanh hai bên dòng sông sẽ ngập nước như một dòng kênh lớn để vận chuyển nước xuống hạ lưu. Công viên Bishan là một ví dụ đầy cảm hứng cho thấy một công viên đô thị có thể có chức năng hạ tầng sinh thái như thế nào, một sự kết hợp thông minh của nguồn nước, quản lý lũ lụt, đa dạng sinh học, giải trí, và nhờ có sự tiếp xúc và kết nối con người với nước, mà ngày càng nâng cao trách nhiệm công dân đối với nước.



                                               Công dân vui chơi tập thể dục trong công viên

Lịch sử

Sông Kallang là dòng sông dài nhất ở Singapore và chảy qua trung tâm quốc đải suốt 10km từ hồ chứa Peirce Hạ (nằm ở trung tâm địa lý của Singapore) đến hồ chứa Marina (vốn là vịnh biển trước kia).

Vào những năm 1960 và 70, những con kênh và cống bê tông, bao gồm sông Kallang thuộc công viên Bishan, được xây dựng để giảm bớt lũ lụt trên diện rộng. Ngày nay, cũng như những thành phố khác trên thế giới, phương pháp thoát nước mưa (xuống hạ nguồn) theo kiểu “càng nhanh càng tốt” này phải được bổ sung một nhóm giải pháp toàn diện hơn cho việc thiết lập để tương ứng với những thách thức bởi sự bất ổn của thời tiết và sự gia tăng đô thị hóa.

Ngay tại dòng sông Kallang – công viên Bishan, kế hoạch độc đáo nhằm dỡ bỏ các kênh bê tông và tạo nên những dòng chảy tự nhiên được hình thành lần đầu tiên ở Singapore. Được thiết kế dựa trên ý tưởng về một khu vực bị ngập nước (tùy theo sự thay đổi của lượng mưa), người dân có thể tiếp cận mặt nước gần hơn và thưởng ngoạn và tham gia các hoạt động dọc theo bờ song khi mực nước thấp, và trong suốt những ngày mưa lớn, dải đất thấp ven sông sẽ trở thành một dòng kênh ngập nước. Sự gia tăng mức độ gồ ghề của lòng sông với sỏi, các phiến đá có nghĩa là tốc độ dòng chảy của sông Kallang đã được giảm xuống, do đó mà lượng chất rắn bị trôi xuống hạ lưu tới vịnh hồ Marina ít hơn, nơi mà những chất rắn này sẽ phải được tách ra khỏi nước qua quá trình lọc. Sự gia tăng khối tích của dòng sông và giảm vận tốc dòng chảy cũng đồng nghĩa với việc phòng chống ngập lụt cho khu vực đô thị mật độ cao xung quanh công viên.



                                            Khoảng xanh nổi bật giữa các tòa nhà chọc trời

Đa dạng sinh học ở công viên Bishan

Dự án đã không có nỗ lực “nhân tạo” nào để mang lại sự hiện diện của động vật hoang dã trong công viên, nhưng chính sự trở lại của dòng sông tự nhiên trong công viên đã gia tăng mức độ đa dạng sinh học của công viên lên 30%. 66 loài hoa dại, 59 loài chim và 22 loài chuồn chuồn đã được tìm thấy trong công viên Bishan, những con số không tệ đối với một công viên đô thị.

Singapore nằm trong đường bay Á – Úc (của các loài chim) vì vậy công viên có thể mong chờ một số vị khách là các loài chim di trú đặc biệt. Một vài vị khách bất ngờ đã được phát hiện bao gồm chim Zanzibar Red Bishop, có nguồn gốc từ châu Phi, Cú đốm khoang gỗ, nguồn gốc từ rừng nhiệt đới ở Indonesia, Vẹt đuôi dài, có nguồn gốc ở đảo Andaman và loài Orange Cheeked Waxbills, có nguồn gốc từ miền Tây và miền Trung Nam Phi. Các loài chim (như diệc màu tím, chim sẻ, gà nước) hiếm khi được thấy trong một khu đô thị có mật độ cao cũng được phát hiện (và thậm chí cả chỗ tổ của chúng) giữa những mảng thực vật mới. Quần đảo Mã Lai là một trong những “điểm nóng” về đa dạng sinh học lớn nhất thế giới, chỉ đứng thứ hai sau Amazon, và khí hậu mưa rừng nhiệt đới là nơi trú ngụ của những thảm thực vật tươi tốt.

                                                                      Đa dạng thực vật

Sự hồi phục của dòng sông đã tạo ra một số lượng lớn các vi-môi trường sống (micro-habitat) đa dạng cho sinh vật, chúng không những làm tăng đa dạng sinh học mà còn gia tăng tính linh động và thích ứng của các loài, có nghĩa là khả năng để tồn tại dài hạn của chúng được cải thiện rất nhiều.

Kỹ thuật sinh học cho đất

Việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học cho đất để ổn định bờ sông lần đầu tiên áp dụng tại Singapore và là một tham chiếu mới cho việc ổn định đất ở vùng nhiệt đới, vốn hiếm khi được sử dụng hoặc được ghi chép lại.

Trong năm 2009, một khu thử nghiệm được xây dựng dọc theo một bờ đất dài 60m bên một đường thoát nước phụ trong công viên để thử nghiệm 10 thử nghiệm kỹ thuật công nghệ sinh học khác nhau cho đất và rất nhiều các loài cây bản địa trồng. Bảy trong số những kỹ thuật này sau đó đã được lựa chọn để sử dụng dọc theo con sông chính. Bao gồm làm cừ, chẻ – gõ với cắt, vải địa kỹ thuật bọc đất nhô lên, đệm với cừ, cây lau cuộn, sọt đất, và vải địa kỹ thuật với cây nhỏ. Khi công nghệ sinh học cho đất phần lớn là chưa được kiểm chứng ở vùng nhiệt đới và Đông Nam Á, việc thử nghiệm trên được sử dụng để tinh lọc các sự lựa chọn những kỹ thuật và thực vật thích hợp, cũng như các phương pháp xây dựng có hiệu quả và hiệu suất cao nhất. Sự mở rộng hệ thống thử nghiệm này đã được thực hiện, bao gồm đo độ sâu và tính bền bỉ của sự phát triển của rễ.

                                                            Hình ảnh Công viên Bishan

Sông Kallang – Công viên Bishan, Singapore 

- Diện tích của công viên Bishan : 52 ha (trước khi mở rộng), hiện nay là 62 ha
- Năng lực đón khách: hơn 3 triệu lượt
- Quá trình xây dựng: từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 2 năm 2012, chính thức được Thủ tướng Singapore khai trương vào ngày 17 tháng 3 năm 2012
- Thiết kế: Atelier Dreiseitl
- Kỹ thuật (xây dựng): CH2MHILL
- Chủ đầu tư: Cục Hạ tầng Công, cơ quan quản lý nước của Singapore, và NPark, Cục Công viên Quốc gia

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Du lịch Singapore: Phương tiện đi lại tại Singapore

Hệ thống phương tiện giao thông của Singapore thuộc hàng tốt và hiện đại nhất thế giới. Bởi vậy khi bạn du lich Singapore, bạn sẽ chẳng gặp khó khăn gì khi di chuyển tại đây.
Tuy vậy, để bạn khỏi bỡ ngỡ, Toursingaporere.com sẽ giới thiệu đầy đủ và hướng dẫn cho bạn đi lại tại Singapore mà không gặp bất cứ một trở ngại nào.
Hệ thống giao thông công cộng tại Singapore khá hoàn chỉnh, việc đi lại rất dễ dàng và thuận tiện. Các loại hình giao thông công cộng bao gồm : Taxi, xe buýt, và tàu điện ngầm thế hệ mới (Mass Rapid Transit – MRT). Có thể nói với các phương tiện này, bạn có thể đi bất cứ nơi đâu trên đất nước Singapore mà không có điều gì phải lo lắng như khi đến bất cứ một thành phố nào khác ở châu Á.
Bạn có thể mua thẻ trả trước (Ezlink card) để sử dụng trên các phương tiện giao thông công cộng ở Singapore. Giá của thẻ là 15 SGD trong đó có 5 SGD không được hoàn trả nếu không sử dụng. Thẻ này giúp tiết kiệm chi phí đi lại nếu bạn sống ở Singapore trong một thời gian dài. Nếu sử dụng thẻ cần nhớ “quẹt” thẻ khi lên xuống xe buýt hoặc tại các cửa ra vào ở các bến tàu điện ngầm (MRT).
du lich singapore - ezlink
Ezlink card sử dụng được trên hầu hết các phương tiện giao thông công cộng ở Singapore.
Taxi
Ở Singapore có khoảng 15.000 taxi hoạt động liên tục ngày và đêm. Do chất lượng phục vụ rất tốt nên hầu như các bác tài không có thời gian để nghỉ ngơi. Bạn có thể vẫy taxi ở bất cứ đâu nếu trên nóc xe không có chứ “Hired” (đã cho thuê). Tuy nhiên cảnh chờ taxi dài đằng dặc trước các cửa trung tâm thương mại là điều thường thấy ở Singapore. Bạn sẽ phải trả 2,1 – 2,4 SGD cho cây số đầu tiên và 0.4 SGD cho mỗi 250 m tiếp theo. Vào giờ cao điểm hoặc điện thoại gọi taxi đến đón tận nơi sẽ làm cho bạn phải trả thêm một khoản phụ phí nữa (2,8 – 3,2 SGD). Bạn có thể boa thêm cho người lái xe nếu như hành trình an toàn và bạn nhận được sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo.
du lich singapore taxi - singapore
MRT – Hệ thống tàu điện ngầm
 Là một trong những hệ thống tàu điện ngầm mới và hiện đại nhất trên thế giới, MRT ở Singapore xứng đáng là phương tiện di chuyển hữu hiệu nhất ở Đảo quốc này. Hàng ngày tàu điện ngầm hoạt động từ 6h sáng cho tới tận nửa đêm với tần suất 3 đến 8 phút một chuyến.
Là khách du lịch Singapore, bạn nên mua vé tiêu chuẩn (Standard Ticket) tại các máy bán vé tự động. Giá vé tàu điện ngầm ở Singapore dao động từ 0.8 SGD cho đến 1.8 SGD (ngoài ra bạn còn phải đặt cược số tiền 1 SGD nữa). Màn hình cảm ứng sẽ hỏi bạn chọn mua vé đến ga nào, sau đó yêu cầu bạn đút tiền xu (10 cents, 20 cents, 50 cents, 1 SGD) hoặc tiền giấy (2SGD và 5 SGD) vào máy. Máy sẽ nhận được một tấm thẻ từ giống như card điện thoại và bạn sẽ dùng nó khi đi qua cửa kiểm soát ở ga đi và ở cửa kiểm soát ga đến. Ở ga đến bạn sẽ lại đưa chiếc thẻ này vào máy một lần nữa để nhận lại 1 SGD tiền đặt cọc của chiếc vé này.
du lich singapore mrt station
Tàu điện ngầm ở Singapore có 3 tuyền chính : Tuyến Bắc – Nam (Màu đỏ), Tuyến Đông – Nam (màu tím) và Tuyến Đông – Tây (màu xanh lá cây). Để đến một địa điểm nào đó, trước hết bạn xác định nơi đến gần ga tàu điện ngầm nào nhất, sau đó mua vé đến ga đó. Có thể bạn sẽ phải xuống các ga trung chuyển (Interchange) để đổi tàu mới có thể đến được điểm cần đến.
Khi đã đến ga cần đến, bạn phải chú ý các biển chỉ dẫn để có thể đi ra các cửa thích hợp. Có khi một ga tàu điện ngầm có tới 8 cửa ra ở nhiều hướng khác nhau và đến các phố hoặc trung tâm thương mại khác nhau. Nếu bạn ra nhầm cửa thì có khi bạn sẽ phải đi bộ thêm đến cả cây số so với ra đúng cửa cần ra.
du lich singapore - ban do tai dien ngam singapore
Tàu điện ngầm ở Singapore có 3 tuyền chính, chú thích theo 3 mầu, 
bạn cần xác định nơi mình muốn đến để biết mình phải xuống tại ga tầu nào.
Xe buýt
Xe buýt ở Singapore hoạt động liên tục từ 6 giờ sáng đến tận nửa đêm. Có 2 loại xe : có điều hoà nhiệt độ và không có, đương nhiên giá vé cũng khác nhau, thường từ 60 cents cho đến 1,5 SGD. Các bến xe buýt có ở hầu hết các phố. Bạn cần quan sát bảng hướng dẫn để tìm đúng tuyến xe muốn đi. Trên đó cũng hiển thị giá vé cho mỗi chặng đường.
Một xe buýt chỉ có một người lái xe chứ không có nhân viên bán vé như ở Việt Nam. Do đó bạn cần chuẩn bị sẵn tiền lẻ hoặc tiền xu để trả vì tiền vé vì người lái xe không có tiền lẻ để trả lại cho bạn đâu. Nếu chưa rõ, bạn cứ hỏi người lái xe khi nào cần xuống xe cũng như giá vé cụ thể cho từng tuyến đường.
Ở bến xe buýt, bạn cần quan sát các xe đang vào bến và phải có tín hiệu vẫy xe thì người lái xe mới mở cửa, nếu không bạn cũng đừng trách họ vì họ chỉ đón khách khi có yêu cầu để tránh tình trạng tắc nghẽn giao thông.
CityBuzz  
Là loại xe buýt chuyên dùng có 2 tầng cho các khách du lịch đi thăm thành phố theo 3 tuyến chính : Orchard Road (C1), Chinatown (C2) và Little India (C3). Chỉ với 5 SGD 1 vé, bạn có thể đi không giới hạn từ 10h sáng đến 22h trong một ngày trên 3 tuyến xe đặc biệt này. Điều đặc biệt là 3 tuyến xe này đều có điểm dừng ở hầu hết các điểm tham quan, các siêu thị và trung tâm thương mại, khu ăn uống v.v… nổi tiếng trong phạm vi 3 khu vực kể trên. Bạn hoàn toàn có thể dành riêng 1 ngày để đi du lịch trong thành phố (citytour) bằng loại xe này.
du lich singapore - xe bus tai singapore
CityBuzz chuyên dùng có 2 tầng cho các khách du lịch đi thăm thành phố.
Trishaw
Phương tiện chuyên chở ba bánh thuân tiện đi lại trong khu River và Chinatown , với giá rẻ. Chuyến đi ngắn chỉ mất khoảng 10-20SGD và một tiếng đi dạo ngắm cảnh mất khoảng 50SGD/người. Bạn nên mặc cả với tài xế trước khi lên xe.
du lich singapore - trishaw
Thuyền
Đi thuyền trên sông Singapore là một cách thưởng ngoạn khung cảnh thành phố tương đối thú vị. Tuỳ vào số điểm mà bạn muốn đi, giá vé từ 3SGD trở lên.
Lưu ý:
- Nội quy của các phương tiện giao thông công cộng: cũng như các nhà ga, bến tàu, bến xe buýt v.v… đều quy định cấm mang các vật dễ cháy (vi phạm phạt 5.000 SGD), cấm ăn uống, hút thuốc lá (vi phạm phạt 1.000 SGD), xả rác bừa bãi (phạt 500 SGD) v.v… Do đó, khi đi du lịch, bạn nên tránh những thói quen xấu thường ngày để tránh việc phải móc hầu bao nộp phạt. Và cũng hãy nhớ tỏ ra lịch sự khi nhường chỗ cho người già, trẻ em và phụ nữ mang thai trên các phương tiện này.
- Luật giao thông: Ở Singapore, hầu hết các con đường đều là đường 1 chiều nhưng đặc biệt ở chỗ là mọi phương tiện đều đi bên trái, ngược lại so với ở Việt Nam. Do đó, cần chú ý quan sát bên phải trước, bên trái sau khi băng ngang qua đường ở những nơi không có vạch sơn dành cho người đi bộ. Còn nếu qua ngã ba ngã tư, cần bấm tín hiệu xin sang đường ở các cột đèn xanh, đèn đỏ. Khi đó, các phương tiện giao thông từ các hướng khác sẽ nối đuôi nhau chờ cho đến khi bạn đã sang đường an toàn. Điều này cho thấy người đi bộ được tôn trọng và việc chấp hành luật lệ giao thông của người dân ở đây tốt như thế nào.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Cho mượn thẻ MRT Singapore miễn phí - Đổi thẻ MRT lấy quà tặng

Hiện nay Thichdulichbui.com đang có kế hoạch thu thập các thẻ MRT Singapore sau khi các bạn về Việt Nam. Với một số người thì thẻ MRT không còn giá trị sử dụng sau khi về VN nhưng với cộng đồng phượt (đi du lịch tự túc) thì cũng sẽ tiết kiệm khá nhiều nếu chúng ta đi đông người.
Với tiêu chí thu thập và cho mượn lại miễn phí, thichdulich.com hiện tại cũng đã có 1 lượng thẻ nhất định. Nhưng nhu cầu mượn thẻ của mọi người nhiều quá nên phải tăng cường thu thập tiếp. Mong mọi người ủng hộ.

Đặc biệt: thichdulichbui.com sẽ từ chối bán lại thẻ MRT hoặc cho thuê thẻ MRT nên các bạn có nhu cầu thuê + mua thì xin không liên lạc. thichdulichbui.com chỉ cho mượn MIỄN PHÍ.
Các bạn hãy tham gia chương trình thu thập thẻ MRT Singapore của thichdulichbui.com để mọi người tiết kiệm khi đi phượt.

muon the mrt tau dien ngam