Hiển thị các bài đăng có nhãn ngôn ngữ ở Singapore. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngôn ngữ ở Singapore. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Tìm hiểu một số nét văn hoá ở Singapore

Yếu tố đa ngôn ngữ cho biết rằng Singapore là một đất nước nhiều chủng tộc và đa văn hóa. Việc Singapore công nhận đồng thời 4 ngôn ngư như trên là phản ánh nhu cầu thực tế của các cộng đồng chính tại Singapore.

Trước xu thế hòa nhập quốc tế, Chính phủ Singapore chủ trương mọi người đều phải học và sử dụng tiếng Anh. Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nhắc nhở dân chúng rằng, nếu không học tiếng Anh, Chính phủ sẽ không đảm bảo được việc làm cho mỗi người. Tuy thế, Chính phủ vẫn nhấn mạnh mỗi cộng đồng dân tộc phải duy trì ngôn ngữ của dân tộc mình. Do vậy ở Singapore, trong nhiều năm nay, Chính phủ đã triển khai mạnh phong trào song ngữ. Người của mỗi chủng tộc ngoài học tiếng Anh làm ngôn ngữ thông dụng đều phải học tiếng mẹ đẻ, tức người Hoa học tiếng Hoa, người Ấn độ học tiếng Ấn độ, người Mã lai học tiếng Mã lai. Chính sách này chủ yếu phát huy nền văn hóa đa chủng tộc, phát triển cân bằng, hài hòa. Ở Singapore, khi văn hóa tuyên truyền thúc đẩy chung sống hòa thuận giữa các dân tộc thì đều được khuyễn khích, ủng hộ, nhưng nếu tuyên truyền chủ nghĩa chủng tộc và cực đoan thì bị cô lập, tẩy chay.


Hầu như mọi người dân Singapore đều có thể nói nhiều hơn một thứ tiếng, trong đó nhiều người có thể nói được tới ba hoặc bốn thứ tiếng. Hầu hết trẻ em lớn lên trong môi trường song ngữ từ thuở nhỏ và có thể học các ngôn ngữ khác khi lớn lên.

Trong phần lớn dân số biết hai thứ tiếng, tiếng Anh và tiếng Hoa phổ thông là hai ngôn ngữ được dùng phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ chính được dạy ở trường học thì trẻ em vẫn học tiếng mẹ đẻ để duy trì truyền thống văn hóa của dân tộc mình.

Và cùng với thời gian, do quá  trình toàn cầu hóa và cả nhận thức của giới trẻ, tiếng Anh đang lấn lướt và trở thành ngôn ngữ hàng ngày của cư dân nơi đây nên bạn có thể gặp nhiều người Singapore gốc Hoa không còn nói được tiếng Hoa hay người Mã mà không nói được tiếng Mã.

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Ngôn ngữ ở Singapore

Chính phủ Singapore công nhận 4 ngôn ngữ chính thức gồm: Tiếng Hoa của cộng đồng gốc Hoa ,Tiếng Tamil của cộng đồng gốc Ấn, tiếng Malay của cộng đồng người Mã lai và tiếng Anh được dùng cho tất cả cộng đồng.

 Đối với nhiều du khách Việt khi du lịch Singapore lần đầu tiên không khỏi phải bỡ ngỡ vì ngôn ngữ được dùng tại đất nước này. Cho dù được công nhận là đất nước sử dụng tiếng Anh nhưng có rất nhiều điều có thể bạn chưa biết về ngôn ngữ trên đảo quốc này.

 Chính phủ Singapore công nhận 4 ngôn ngữ chính thức gồm: Tiếng Hoa của cộng đồng gốc Hoa ,Tiếng Tamil của cộng đồng gốc Ấn, tiếng Malay của cộng đồng người Mã lai và tiếng Anh được dùng cho tất cả cộng đồng. Kể các ngôn ngữ thiểu số khác theo một thống kê năm 2009, số ngôn ngữ đang sử dụng trên đảo quốc này là 20 và chắc con số đó không dừng lại vì số người nước ngoài từ các cộng đồng khác nhau không ngừng tăng một cách có chọn lọc tại đây trong đó có tiếng Việt.

Lý do công nhận bốn ngôn ngữ chính thức phản ánh một thực tế của một đất nước đa dạng chủng tộc, đa văn hóa và việc công nhận các ngôn ngữ như trên phản ánh nhu cầu thực tế của các cộng đồng chính trong cơ cấu dân số tại Singapore. Tuy nhiên, có nhiều điều thú vị về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tai đây.

Trước hết về cách sử dụng trong hệ thống hành chính công. Việc thừa nhận bốn ngôn ngữ chính thức đồng nghĩa với việc tất cả các văn bản đầu trong cộng đồng và trường học lẫn cơ quan chính phủ đều phải có bốn ngôn ngữ. Biển báo trên có thể là một minh họa cho việc đó.

Có điều người Sing mà thực ra là vai trò cá nhân của người sáng lập đất nước này Ông Lý Quang Diệu (một người gốc Hoa được đào tạo tại Anh và chỉ học tiếng Hoa khi đã là Thủ Tướng Sing) đã nhìn thấy cơ hội để Singapore nối kết các cộng đồng với nhau và là phương tiện đi ra thế giới đó là việc phải dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức nhưng chủ đạo trong tất cả các cộng đồng và một phong trào do ông phát động từ những năm cuối 60 của thế kỷ trước đã mang lại thành quả như hiện nay khi người dân Singapore đã dùng tiếng Anh thành ngôn ngữ hàng ngày của mình.

Nhưng có nhiều điều thú vị về ngôn ngữ tại đây cho dù tiếng Anh có vị trí chủ đạo và là ngôn ngữ có giá trị pháp lý khi giao kết hợp đồng hay các văn bản mang tính pháp luật đó là vai trò của tiếng Malay. Hiện nay, chỉ có khoảng 13 % người dân Singapore có gốc Mã nhưng do yếu tố lịch sử giữa hai nước khi Singapore từng là một bộ phận thuộc Malaysia nên tiếng Malay được duy trì với vị trí đặc biệt trong đời sống chính trị và văn hóa của đất nước này. Đặc biệt có thể kể đến là bài hát quốc ca hiện nay bài hát Majulah Singapura hoàn toàn hát bằng tiếng Mã Lai.

Nếu có dịp nghe phát biểu bất kỳ sự kiện quan trọng nào hiện nay như Lễ thành lập chính phủ, ngày công bố Ngân sách quốc gia hàng năm, bạn có thể sẽ thấy các vị lãnh đạo Singapore như đương nhiệm Thủ tướng Lý Hiển Long hay phó Thủ tướng Tiêu Chí Hiền  phát biểu bằng 3 thứ tiếng theo thứ tự là Tiếng Malay, tiếng Hoa và cuối cùng là tiếng Anh. Rất thú vị và ngạc nhiên cho nhiều người nước ngoài tham dự những sự kiện như vậy.

Cùng với thời gian, do quá  trình toàn cầu hóa và cả nhận thức của giới trẻ, tiếng Anh đang lấn lướt và trở thành ngôn ngữ hàng ngày của cư dân nơi đây nên bạn có thể gặp nhiều người Singapore gốc Hoa không còn nói được tiếng Hoa hay người Mã mà không nói được tiếng Mã.

Để kết lại một bài viết ngắn về ngôn ngữ tai Singapore,có thể mạo muội nhận xét rằng ngôn ngữ có vai trò như một nhịp cầu, giúp đất nước này giao tiếp với thế giới hiện đại và kết nối các cộng đồng trong một quốc gia. Cho dù có nhiều ngôn ngữ chính thức như vậy nhưng việc Singapore lựa chọn tiếng Anh là ngôn ngữ quốc gia đã làm nên một quốc gia thịnh vượng ngày nay.Có thể không hẳn như thế nhưng thiếu nó chắc không có điều thần kỳ của đất nước nhỏ bé này hiện này.