Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hoá. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hoá. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Văn hóa Ấn Độ sặc sỡ và phong phú

Là nhóm dân tộc lớn thứ 3 Singapore, người Ấn chiếm khoảng 9,2% dân số đất nước. Một điều thú vị là Singapore ngày nay là quốc gia có cộng đồng người Ấn sống ở nước ngoài đông đảo nhất so với những nơi khác. Đa số người Ấn nhập cư vào Singapore sau năm 1819. Trước đây người nhập cư gốc Ấn là những người nhập cư tạm thời như công nhân, binh lính, tù nhân nhưng từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay thì cộng đồng người Ấn đã hình thành ổn định.

Vuan

Singapore trở thành ngôi nhà chung của hầu hết các nhóm dân tộc chính của Ấn Độ. Nhóm dân tộc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cộng đồng người Ấn tại Singapore hiện nay có nguồn gốc từ vùng Nam Ấn. 58% cư dân gốc Ấn ở Singapore là những người Ta-mil. Các nhóm thiểu số gốc Ấn khác gồm có người Malayalee, Punjabis, Sindhis và Gujaratis.

Người Ấn ở Singapore nói chung khá tích cực trong việc gìn giữ và phát huy tôn giáo, tập quán và lễ hội của mình để duy trì sự gắn kết với quốc gia nguồn cội. Hầu hết họ đều xem Khu Tiểu Ấn là ngôi nhà thứ hai của mình.

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Văn hóa Ấn Độ sặc sỡ và phong phú

Là nhóm dân tộc lớn thứ 3 Singapore, người Ấn chiếm khoảng 9,2% dân số đất nước. Một điều thú vị là Singapore ngày nay là quốc gia có cộng đồng người Ấn sống ở nước ngoài đông đảo nhất so với những nơi khác. Đa số người Ấn nhập cư vào Singapore sau năm 1819. Trước đây người nhập cư gốc Ấn là những người nhập cư tạm thời như công nhân, binh lính, tù nhân nhưng từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay thì cộng đồng người Ấn đã hình thành ổn định.

Vuan

Singapore trở thành ngôi nhà chung của hầu hết các nhóm dân tộc chính của Ấn Độ. Nhóm dân tộc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cộng đồng người Ấn tại Singapore hiện nay có nguồn gốc từ vùng Nam Ấn. 58% cư dân gốc Ấn ở Singapore là những người Ta-mil. Các nhóm thiểu số gốc Ấn khác gồm có người Malayalee, Punjabis, Sindhis và Gujaratis.

Người Ấn ở Singapore nói chung khá tích cực trong việc gìn giữ và phát huy tôn giáo, tập quán và lễ hội của mình để duy trì sự gắn kết với quốc gia nguồn cội. Hầu hết họ đều xem Khu Tiểu Ấn là ngôi nhà thứ hai của mình.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Đài kỷ niệm Dalhousie Obelisk

Đài kỷ niệm Dalhousie Obelisk nằm ở Khu Civic District, được xây dựng để kỷ niệm chuyến viếng thăm thứ hai của ngài Hầu tước Dalhousie vào tháng 2 năm 1850. Với vai trò là Toàn Quyền Ấn Độ từ năm 1848 đến 1856, Hầu tước Dalhousie đã cùng phu nhân đến thăm Singapore nhằm mục đích xem xét các phương pháp cắt giảm chi phí hành chính. Đài kỷ niệm được xây dựng để nhắc nhở tất cả các thương gia về lợi ích của thương mại tự do.

Dalhousie

Đây là một tác phẩm kiến trúc quan trọng do ngài John Turnbull Thomson thiết kế khi ông còn là Thanh tra Chính phủ. Người ta cho rằng Đài kỷ niệm được thiết kế theo mô hình của tượng đài “Cleopatra’s Needle” (kim của Cleopatra) bên bờ sông Thames ở London. Điều này có thể lý giải tại sao kết cấu cao tựa cây kim của đài kỷ niệm lại mang ảnh hưởng của lối kiến trúc Anh Quốc. Với bốn chiếc đèn trang trí vòng quanh tất cả các góc, đây là một địa điểm lý tưởng để chụp ảnh lưu niệm.

Ban đầu, Đài kỷ niệm tọa lạc trên bến Dalhouse Pier ngay cửa sông Singapore, nơi trước đây từng là công viên Sư Tử (Merlion Park). Sau đó, nó được dời đến tòa nhà Empress Place gần Bảo tàng Các nền Văn minh Châu Á để tiến hành xây dựng đường Connaught Drive vào năm 1890.

Thông tin cần thiết
GIỜ MỞ CỬA
24 giờ mỗi ngày
PHÍ VÀO CỬA
Vào cửa tự do
ĐẶC ĐIỂM
Vào cửa tự do, Phù hợp với gia đình, Lối đi cho người khuyết tật, 24 giờ
TỐT CHO
Văn hóa, Lịch sử
NÊN DÀNH CHO
Địa điểm chụp ảnh lưu niệm, Cầu Cavenagh Bridge
ĐỊA CHỈ
Số 1 Empress Place Singapore 179555

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Sơ lược lịch sử Singapore

Mặc dù những bản ghi chép đầu tiên về lịch sử Singapore đã bị phai nhòa theo thời gian, một tài liệu tiếng Hoa vào thế kỉ thứ 3 đã miêu tả mảnh đất này là “Pu-luo-chung”, hay còn gọi là “Hòn đảo ở tận cùng bán đảo”. Sau đó, khi những cộng đồng cư dân đầu tiên được hình thành từ năm 1298 đến năm 1299 trước Công nguyên thì mảnh đất này được biết đến với tên gọi là Temasek (nghĩa là “Thị trấn biển”).

Vào thế kỉ 14, hòn đảo nhỏ bé nhưng có vị trí chiến lược này đã có tên mới. Theo truyền thuyết, chàng Sang Nila Utama, một hoàng tử đến từ xứ Palembang (thủ đô của Srivijaya) trong chuyến đi săn đã gặp một con vật lạ mà chàng chưa bao giờ nhìn thấy. Coi đó là điềm lành, chàng liền đặt cho thành phố nơi xuất hiện con vật lạ cái tên là “Thành phố Sư tử” hay Singapura, mà theo tiếng Sanskrit thì “simha” có nghĩa là sư tử, còn “pura” có nghĩa là thành phố.

Singapore

Vào thời gian đó, thành phố này được trị vì bởi 5 vị vua của Singapura cổ đại. Nằm ở vị trí địa đầu của bán đảo Mã Lai, là điểm quy tụ tự nhiên các dòng hải lưu, đất nước này đã đóng vai trò là một khu buôn bán nhộn nhịp với vô số các loại tàu buôn trên biển, từ các ghe thuyền của người Trung Quốc, tàu lớn của người Ấn Độ, thuyền buồm của người Ả Rập, tàu chiến của người Bồ Đào Nha cho đến những thuyền buồm dọc của người Bugis.

Giai đoạn quan trọng tiếp theo trong lịch sử Singapore là vào thế kỉ 19, thời điểm đất nước Singapore hiện đại được hình thành. Vào thời gian này, Singapore đã sớm trở thành cửa ngõ thông thương dọc theo eo biển Malacca, và người Anh đã nhận ra nhu cầu cần có một cảng biển cho toàn vùng. Những thương nhân Anh cần một vị trí chiến lược để nghỉ ngơi và bảo vệ đội thương thuyền của một đế chế đang ngày càng hùng mạnh, cũng như ngăn chặn nguy cơ cạnh tranh của người Hà Lan trong vùng.

Khi đó, tỉnh trưởng của vùng Bencoolen (ngày nay là Bengkulu) ở xứ Sumatra là ngài Thomas Stamford Raffles đã đặt chân đến Singapore vào ngày 29/1/1819, sau một cuộc khảo sát các hòn đảo xung quanh. Nhận ra tiềm năng lớn của một hòn đảo bị bao phủ bởi đầm lầy, ông liền thương thảo một hiệp ước với những người trị vì khu vực này và xây dựng Singapore thành một trung tâm thương mại. Không lâu sau, chính sách tự do buôn bán của hòn đảo đã thu hút rất nhiều thương nhân từ khắp Châu Á và các miền đất xa xôi như Mỹ và vùng Trung Đông.

Vào năm 1832, Singapore đã trở thành trung tâm hành chính của Khu Định cư Eo biển Penang, Malacca và Singapore. Cùng với việc khai thông kênh đào Suez vào năm 1869 cũng như việc phát minh ra máy điện báo và tàu thủy chạy bằng hơi nước, Singapore ngày càng trở nên cực kì quan trọng với vai trò là cửa ngõ thông thương nối liền phương Đông với phương Tây. Cho đến năm 1860, dân số của đất nước thịnh vượng này từ con số chỉ 150 người vào năm 1819 đã tăng lên thành 80.792 người, chủ yếu là người Hoa, Ấn Độ và Mã Lai.

Thế nhưng vào Thế chiến thứ II, cuộc sống hòa bình và thịnh vượng của mảnh đất này đã bị hủy hoại, mở màn bằng cuộc tấn công bằng máy bay của quân Nhật vào ngày 8/12/1941. Và khi được nhận thấy là một pháo đài vô cùng vững chắc có tầm ảnh hưởng chiến lược, Singapore đã bị quân Nhật xâm chiếm vào ngày 15/2/1942. Singapore đã bị Nhật chiếm đóng Singapore trong vòng 3 năm rưỡi, khoảng thời gian đánh dấu sự đàn áp dã man đã cướp đi vô vàn mạng người.
Khi quân Nhật đầu hàng vào năm 1945, mảnh đất này đã rơi vào tay Chính quyền Quân sự Anh, cho đến khi Khu Định cư Eo biển gồm Penang, Melaka và Singapore giải tán. Vào tháng 3 năm 1946, Singapore trở thành một Thuộc địa Hoàng gia Anh

Vào năm 1959, sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc đã hình thành chế độ tự trị ở quốc gia này và cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đã diễn ra. Đảng Nhân Dân Hành Động (PAP) đã giành được 43 ghế và Ông Lý Quang Diệu trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore. Vào năm 1961, Singapore sát nhập vào Malaya và hợp nhất với Liên bang Malaya, Sarawak và Bắc Borneo thành nước Malaysia vào năm 1963. Tuy nhiên, cuộc hợp nhất không đạt được nhiều thành công và gần 2 năm sau đó, cụ thể là vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore đã tách khỏi Malaysia và trở thành một quốc gia độc lập với nền dân chủ có chủ quyền lãnh thổ. Vào ngày 22 tháng 12 năm đó, Singapore cuối cùng đã chính thức trở thành một nước Cộng hòa độc lập.

Ngày nay, bạn có thể chiêm ngưỡng các di sản lịch sử phong phú của Singapore qua các chuyến thăm tới nhiều công trình kỷ niệm, bảo tàng và các đài tưởng niệm quốc gia nằm xung quanh thành phố. Khi tới đây tham quan, bạn hãy nhớ đi bộ dọc theo một trong những khu di sản hoặc thăm những danh lam nổi tiếng để có được một chuyến đi với cảm nhận trọn vẹn về đất nước Singapore.

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Tập tục văn hoá của người Singapore

Văn hóa Mã lai được thể hiện trong tư tưởng tôn giáo, phong tục tập quán của họ cũng có quan hệ với tôn giáo. Luật của đạo Islam và chê độ Sultan đã duy trì quan hệ đoàn kết và thái độ an phận trong cuộc sống của người dân Singapore. Người Mã lai khi lấy vợ, lấy chồng thường mời gần như toàn bộ người trong thôn bản đến tham dự lễ cưới của họ, khách đến dự đám cưới sau khi cơm no rượu say ra về trên tay còn cầm một quả trứng luộc chín với hàm ý mong cho họ đông con, đông cháu.

Văn hóa Mã lai được thể hiện trong tư tưởng tôn giáo, phong tục tập quán của họ cũng có quan hệ với tôn giáo. Luật của đạo Islam và chê độ Sultan đã duy trì quan hệ đoàn kết và thái độ an phận trong cuộc sống của người dân Singapore. Người Mã  lai khi lấy vợ, lấy chồng thường mời gần như toàn bộ người trong thôn bản đến tham dự lễ cưới của họ, khách đến dự đám cưới sau khi cơm no rượu say ra về trên tay còn cầm một quả trứng luộc chín với hàm ý mong cho họ đông con, đông cháu.

Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm tay hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không được tùy tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức.

taptuc

Khi ăn cơm không được đặt đũa lên trên bát hoặc đặt lên đĩa thức ăn. Khi không ăn nữa cũng không được đặt lung tung mà phải đặt trên giá, đĩa tương ớt hoặc đặt trên đĩa đựng xương. Nếu là nhân viên hàng hải, người làm nghề cá hoặc những người thích chèo thuyền, khi ăn cơm không được lật con cá, bởi vì việc đó đồng nghĩa với việc lật con tàu lật thuyền, do đó phải tách con cá đó ra, ăn từ trên xuống dưới.

Trong những ngày đầu năm mới, người dân Singapore không bao giờ quét dọn nhà cửa, không gội đầu, bởi vì họ cho rằng làm như vậy sẽ mất hết may mắn, không được đánh vỡ đồ đạc trong phòng, nhất là không được làm vỡ gương, vì đó là biểu hiện của chuyện xấu và không may mắn; không được mặc đồ trắng, không được dùng kim hoặc kéo, bởi vì những vật dụng này có thể đem đến vận hạn cho họ.

Người Singapore cho rằng con số "4", "7", "13", "37", và "69" là những con số tiêu cưc và không may mắn, họ ghét và kỵ nhất con số "7", bình thường họ cố hết sức để tránh gặp phải con số này.
Người Singapore quan niệm màu đen là màu không may mắn, màu tím cũng là màu họ không thích. Họ chỉ thích màu hồng màu đỏ, bởi vì theo họ màu này tượng trưng cho sự trang nghiêm, nhiệt huyết mãnh liệt, vui vẻ, dũng cảm và tượng trưng cho sự khoan dung, độ lượng. Họ cũng thích màu xanh da trời và màu xanh lá cây.

Đạo Islam là đạo chính của Singapore, đạo này cấm uống rượu, cấm ăn thịt lợn và những đồ ăn chế biến từ lợn.

Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá. Ở một số nơi như cầu thang máy, rạp chiếu phim, trên những phương tiện giao thông công cộng nhất là trong văn phòng..., quy định là nghiêm cấm hút thuốc, những ai vi phạm quy định này sẽ bị phạt 500$ Singapore. Tại các nơi khác, cứ muốn hút thuốc phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của đối phương.

Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo.... nhưng có thể bàn những kinh nghiệm du lịch, cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua. Chủ đề được người dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những món ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng. Người Singapore rất kỵ nói "chúc phát tài" bởi vì họ luôn hiểu từ "tài" là "tài bất nghĩa" hoặc "phúc bất nhân". Khi nói "chúc phát tài" sẽ bị coi là chế giếu mắng chửi và sỉ vả người khác.

Ở đất nước Singapore, trên trán người phụ nữ mang huyết thống Ấn độ có săm một nốt đỏ, còn nam giới dùng thắt lưng màu trắng, phần lớn khi gặp nhau chắp tay trước ngực để chào, còn khi vào nhà phải cởi dép.

Ở Singapore, có một số thói quen trong sinh hoạt hoặc những điều người ta tin và bảo vệ. Mặc dù đối với tầng lớp thanh niên Singapore, những điều này không quan trọng lắm nhưng những người lớn tuổi lại đặc biệt quan tâm.

- Người gố Hoa thích số chẵn, chẳng hạn người ta biếu nhau 2 quả cam trong dịp Tết để lấy lộc
- Các con số 2, 6, 8 là con số may mắn, trong khi đó số 4 lại là con số chết chóc, nên người ta hết sức tránh

- Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm tang tóc, khăn tay là điềm chia ly, chiếc dù là điềm rủi ro.

- Màu đỏ là màu của may mắn, tài lộc, còn màu đen là màu kị, nhất là trong những dịp lễ hội.

- Người Hồi giáo không ăn thịt lợn. Khi mời cơm một người bạn người Hồi giáo, bạn phải đảm bảo trong các món ăn không sử dụng đến thịt lợn hoặc rượu và những loại thịt khác phải được mua trong các quầy thực phẩm giết mổ theo đúng giới luật của đạo hội. Và người Hồi giáo cũng kỵ rượu nên khi đến nhà họ bạn đừng bao giờ mang theo loại thức uống này.

- Người Hindu không ăn thịt bò. Trong tang lễ, người ta ăn mặc màu sẫm và đưa tiền phúng điếu với con số lẻ bỏ tong phong bì màu trắng hoặc màu nâu.

- Người Singapore có thói quen đi chân không vào nhà.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Tour Thám hiểm sinh thái Gogreen Cycle & Island Explorer

Đạp xe du ngoạn thiên nhiênMột cuộc phiêu lưu trên đảo thực thụ với Tour Thám hiểm sinh thái Gogreen Cycle & Island Explorer đang chờ đợi bạn tại khu nghỉ dưỡng đảo Sentosa của Singapore. Hãy thực hiện chuyến hành trình xuyên rừng nhiệt đới tuyệt đẹp trên chiếc xe đạp Gogreen Hybrid thân thiện với môi trường để trải nghiệm cuộc sống hoang đảo xa xưa.

Tham gia hành trình Sentosa Island Explorer và khám phá những viên ngọc ẩn giấu khắp xung quanh đảo. Bạn sẽ được tham quan các địa điểm như Coastal Trail gần pháo đài Fort Siloso, nơi trước đây là Cổng Dragon's Teeth Gate; giá súng khổng lồ của khẩu súng nòng 9,2'' tại đỉnh Imbiah Lookout và nhiều điểm tham quan thú vị khác.

Bên cạnh xe đạp Hybrid Gogreen còn có rất nhiều loại xe đạp thông dụng đáp ứng các sở thích khác nhau. Ngay cả các em nhỏ chưa đi xe vững cũng có thể thuê xe Rosie dễ đạp hơn. Hãy cùng gia đình tham gia chuyến tham quan Gogreen Cycle & Island Explorer ngay hôm nay để tận hưởng một chuyến thám hiểm thiên nhiên đầy lý thú.

Con đường tham quan Chinatown

Trải nghiệm Khu Chinatown dưới con mắt của người bản địaKhu Chinatown với văn hóa và di sản phong phú, đặc biệt là những hoạt động sôi nổi trong mùa lễ hội dịp Tết Nguyên Đán. Cách tốt nhất để khám phá lịch sử nơi đây là tham quan con đường tham quan Chinatown. Chắc chắn bạn sẽ có được nhiều khám phá hấp dẫn và mới lạ.

Con đường bắt đầu tại đường Pagoda ở Trung tâm Di sản Chinatown. Tại đây, bạn sẽ thấy cuộc sống đã diễn ra như thế nào đối với những cư dân đầu tiên của nơi đây.

Được đặt tên theo Đền thờ Sri Mariamman - ngôi đền Hindu cổ nhất Singapore, đường Pagoda là một trong những địa điểm lý tưởng để bạn ngắm nhìn kiến trúc của những tiệm buôn đã được trùng tu ở hai bên đường. Những tiệm buôn này đều có mái hiên rộng khoảng 1,5 m.

Đối diện Trung tâm Di sản Chinatown là phố mua sắm tại đường Trengganu, một số nhà kết hợp cửa hàng trong khu này còn là nơi cư ngụ của các đoàn hát ở Singapore. Hãy ghé qua và biết đâu bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức một buổi diễn tập.

Thời kỳ đầu, những người bán hàng rong bày bán đa dạng từ các món ăn bình dân đến vật dụng trong nhà suốt cả ngày và đêm. Ngày nay, sự sôi động và náo nhiệt đã trở lại nhờ Chợ đường phố Chinatown tại đường Pagoda, đường Trengganu và đường Sago. Tại đây nơi bạn có thể tìm thấy các trang phục truyền thống, phụ kiện, các món đồ linh tinh và dĩ nhiên với giá rất rẻ. Thưởng thức hàng rong tại đường Smith - “Phố Ẩm thực’, khi xưa thuộc quyền sở hữu của bác sĩ người Bồ Đào Nha Jose d’ Almeida - người đã mở một phòng khám và cửa hàng tại đây.

Tọa lạc trên Đại Lộ South Bridge là Đền thờ Sri Mariamman nổi tiếng. Ban đầu, ngôi đền được xây bằng gỗ theo kết cấu attap bởi nhà tiên phong người Ấn Narayana Pillai (người đã đến Singapore cùng Ngài Raffles). Nhưng về sau, đền đã được dựng lại bằng gạch. Đền thờ Sri Mariamman thể hiện kiến trúc Nam Ấn thờ phụng Nữ Thần Mariamman - là vị thần che chở và chữa bệnh. Cách đó không xa, bạn sẽ thấy Jamae Mosque - đền thờ Hồi giáo - Ấn Độ nổi tiếng tại Khu Chinatown. Được xây dựng vào năm 1826 nơi đây được cho là giáo đường Hồi giáo cổ nhất Singapore.

Kế tiếp, đi bộ dọc Đại lộ South Bridge đến nơi giao nhau giữa Đại lộ South Bridge và Maxwell, bạn sẽ gặp Trung tâm Ẩm thực Đại lộ Maxwell. Từng là chợ cá, nơi đây giờ đã là trung tâm ẩm thực địa phương với món Cơm gà Thiên Thiên nổi tiếng.

Cuối cùng, bạn sẽ kết thúc con đường tham quan Chinatown bằng trải nghiệm mua sắm tại Ann Siang Hill. Các ngọn đồi này từng là những khu đồn điền trồng cây nhục đậu khấu, trước khi những ngôi nhà kết hợp cửa hàng ra đời và trở thành địa điểm hội họp của các phường hội truyền thống. Những ngôi nhà được trùng tu một cách trang nhã tại Đại lộ Ann Siang hiện trở thành những cửa hàng sang trọng như Asylum và Style: Nordic, những quầy rượu và quán ăn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi ở độc đáo tại địa điểm văn hóa ấn tượng này, các khách sạn tại Khu Chinatown chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Bạn có thể xem xét một vài khách sạn như The Scarlet, The Club, Khách Sạn 1929 và Khách Sạn New Majestic. Mỗi nơi được trang trí theo những chủ đề đặc biệt mang đến trải nghiệm khác nhau về lịch sử Khu Chinatown.

Bạn hãy thư thả khám phá Khu Chinatown, vì còn rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn tại nơi này. Chắc chắn, bạn sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Vũ Điệu Của Lửa tại Singapore

Bharatanatyam là một vũ điệu truyền thống cổ xưa xuất phát từ Ấn Độ và được biết đến như là Kinh Veda thứ năm.

Ngày nay, Bharatanatyam là vũ điệu Ấn Độ được biểu diễn rộng rãi nhất trên thế giới và thường đi kèm với nền nhạc cổ truyền thống.

Đúng như ý nghĩa theo tên gọi bằng tiếng Tamil, Bharatanatyam là một sự kết hợp của âm nhạc, động tác biểu diễn và giai điệu. Vũ điệu này được biết đến với vẻ duyên dáng, tư thế đẹp như tượng và dứt khoát ở từng động tác múa. Ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Singapore, vũ điệu Bharatanatyam được ví như là vũ điệu của lửa. Đó là sự thể hiện thần bí của phần lửa trong cơ thể con người.

Mỗi vũ công đều thực hiện tư thế cân bằng và thể hiện độ dẻo dai để có thể biểu đạt nét tương đồng của hình ảnh một ngọn lửa đang nhảy múa. Hội Mỹ Thuật Ấn Độ Singapore là nơi đào tạo các vũ công và tổ chức các buổi biểu diễn tại những ngôi đền như đền Sri Srinivasa Perumal ở Khu Tiểu Ấn.