Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Đền thờ Sri Mariamman ở Singapore

Hãy dừng chân trước Đền thờ Sri Mariamman, ngôi đền Hindu cổ nhất Singapore, được xây dựng vào năm 1827. Tọa lạc ở Khu Chinatown, Mariamman Kovil hay còn nổi tiếng với tên gọi Đền Phố Kling được xây dựng bởi những người nhập cư từ các quận Nagapatnam và Cuddalorre của miền Nam Ấn.

sri

Ngôi đền được xây dựng để thờ Nữ thần Mariamman - nữ thần nổi tiếng với quyền năng có thể chữa khỏi các loại bệnh dịch. Hãy ngắm nhìn những tháp cổng (gopuram) uy nghi với các bức tượng điêu khắc phác họa các vị thần và quái vật trong thần thoại. Phải thừa nhận ngay rằng đây quả là một danh thắng của cả thế hệ tín đồ Hindu lẫn người dân Singapore.

Trong suốt thời kỳ thuộc địa, ngôi đền đóng vai trò là trung tâm văn hóa của các hoạt động cộng đồng và là Trụ sở Đăng ký Kết hôn cho người Hindu vào thời chỉ có các thầy tu của ngôi đền mới được phép cử hành các hôn lễ của người Hindu. Lễ hội Theemithi (lễ hội đi trên lửa), một trong những lễ hội chính cử hành tại đền, được tổ chức vào khoảng tháng 10 và tháng 11 hàng năm.

Thông tin cần thiết

GIỜ MỞ CỬA
Hàng ngày
PHÍ VÀO CỬA
Vào cửa tự do 
ĐẶC ĐIỂM 
Vào cửa tự do, Phù hợp với gia đình
TỐT CHO 
Văn hóa, Lịch sử, Bản sắc địa phương
DÀNH CHO
Theemithi (lễ hội đi trên lửa)
ĐỊA CHỈ
244 Đường South Bridge
Singapore 058793
Phone(65) 6223 4064

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Bảo tàng thiết kế Red Dot Design

Là bảo tàng thứ hai thuộc loại này trên thế giới, Bảo tàng Red Dot Design nằm trong tòa nhà Red Dot Traffic - tòa nhà hùng vĩ với kiểu kiến trúc thời thuộc địa trước đây từng được sử dụng làm trụ sở chính của Cục cảnh sát giao thông Singapore.

Sau khi được chuyển đổi chức năng, tòa nhà được sơn sửa lại và ngày nay trở thành tòa nhà của các công ty quảng cáo sáng tạo và các xưởng thiết kế. nằm ở khu vực nổi bật của tòa nhà Red Dot Traffic, bảo tàng trưng bày tất cả các nội dung có liên quan đến thiết kế và kiến trúc đương đại.

red

Để hỗ trợ cho bảo tàng chính Design Zentrum ở Đức, Bảo tàng Red Dot Design cũng thường xuyên tổ chức những sự kiện và các buổi trao giải cho những phong cách sáng tạo, tiên tiến và độc đáo nhất trong thiết kế. Gần như là bạn không thể bỏ qua tòa nhà vì màu đỏ thắm của nó có thể dễ dàng nhận ra từ xa. Ở đây cũng có rất nhiều các quán bar và nhà hàng để bạn ghé vào sau khi tham quan các triển lãm.

Thông tin cần thiết:

GIỜ MỞ CỬA
Thứ Hai, thứ Ba và thứ Sáu, 11h sáng - 6h chiều
Cuối tuần, 11h sáng - 8h tối
WEBSITE
http://www.red-dot.sg
PHÍ VÀO CỬA
Người lớn: S$8.00
Sinh viên: S$4.00
Trẻ em (dưới 12 tuổi): S$4.00
Người cao tuổi: S$4.00
Vào cửa tự do trong thời gian Hội Chợ Nghệ Sĩ và Thiết Kế (MAAD)
ĐẶC ĐIỂM
Phù hợp với gia đình, Lối đi cho người khuyết tật, Buổi sáng, Buổi chiều
THÍCH HỢP CHO
Văn hóa, Gia đình, Nghệ thuật, Giá rẻ
NÊN DÀNH CHO
Những tác phẩm thiết kế và kiến trúc trong nước xuất sắc và tài năng nhất
Ở đâu
ĐỊA CHỈ
Tòa nhà Red Dot Traffic 28 Maxwell Road #02-15Singapore 069120
Phone(65) 6534 7194

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Thưởng thức cocktail và trò chuyện dưới ánh sao

Ta.ke là điểm đến hoàn hảo cho một trải nghiệm tuyệt vời "dưới ánh sao" với nhiều món ăn Tây Ban Nha và những loại cocktail để thưởng thức với người thân yêu. Hãy thưởng thức những thức uống pha chế tinh tế lấy cảm hứng từ Nhật Bản và những món ăn Nhật/Pháp ngon tuyệt, được chế biến từ những thành phần tươi ngon nhất tại một phòng ăn thanh lịch lấy tre làm ý tưởng thiết kế chủ đạo.

take

Là một không gian chức năng, tầng chính của ta.ke là nơi lý tưởng dành cho các sự kiện công ty và họp mặt thân mật. Nếu trời đẹp, khu liên hợp nhà hàng và quầy bar này có thể phục vụ lên đến 300 người – trải rộng ra đến những hồ nước và những phòng riêng tuyệt đẹp.

Thông tin cần thiết

CHỦNG LOẠI
Quầy rượu cocktail / nhà hàng
GIỜ MỞ CỬA
Thứ Hai đến thứ Bảy: 6h chiều – 1h sáng
TRANG MẠNG
www.timbregroup.asia
GIÁ
$30 - $50
KHÔNG GIAN
Ngoài trời
ĐẶC ĐIỂM
Ẩm thực Nhật/Pháp, rượu cocktails, phòng riêng, hồ nước
NÊN DÀNH CHO
Thư giãn
ĐỊA CHỈ
Studio M Hotel
3 Nanson Road
Level 2 Singapore 238910
Phone(65) 6808 8888

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Thủ tục xin Visa Du học Singapore

 Bất kỳ sinh viên quốc tế nào mong muốn học toàn thời gian tại Singapore đều phải nộp đơn xin Thị thực sinh viên và thị thực nhập cảnh (nếu yêu cầu) từ Cục Di trú Singapore (ICA). Đối với những người nộp đơn thuộc diện phải có thị thực nhập cảnh Singapore, phải bảo đảm rằng đơn xin Thị thực sinh viên của bạn phải nộp cho Cục Di trú Singapore ít nhất 2 tháng trước ngày khai giảng khóa học. Khác với các nước phương Tây, khi đi du học Singapore, không cần qua phỏng vấn visa mà chỉ cần nộp hồ sơ giấy tờ.

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN:

- Trước tiên, sinh viên phải được một trường học Singapore nhận vào học khóa học toàn thời gian đã được chấp thuận

- Người bảo trợ địa phương được yêu cầu nộp đơn xin Thự thực Sinh viên cho sinh viên. Người bảo trợ địa phương phải là công dân Singapore, hoặc Người thường trú tại Singapore trên 21 tuổi, hoặc là trường học nơi sinh viên dự định theo học. Đơn xin Thị thực Sinh viên phải được nộp ít nhất 2 tháng trước khi khóa học bắt đầu và không sớm hơn 6 tháng kể từ ngày khai giảng khóa học.

- Thời gian xét duyệt bình thường khoảng 4 tuần, mặc dù có một số trường hợp cần thời gian xét duyết lâu hơn

GIẤY TỜ CẦN THIẾT

- Form 16
- Form V36
- Form V39S
- Form V36A (do nhà trường hoặc người bảo trợ ký)
- Bản sao hộ chiếu
- Giấy khai sinh, có công chứng và kèm bảng dịch tiếng Anh
- Hồ sơ học tập (gồm học bạ, bảng điểm ĐH, bằng cấp liên quan), có công chứng và bản dịch tiếng Anh
- Giấy chứng nhận việc làm (nếu có) bản gốc hoặc công chứng kèm theo bản dịch tiếng Anh.

            Nộp đơn xin từ Việt Nam, thông qua sự bảo trợ của trường, trường sẽ chuyển hồ sơ xin Student’s Pass tại Cục di trú (ICA) để xét duyệt. Sau khi có thư chấp nhận của ICA, học viên đến Singapore để làm thẻ Student’s Pass. Tiến trình như sau:

- Đến trường nhận thư giới thiệu của nhà trường, đến ICA làm thẻ Student’s Pass, nhận bản gốc thư chấp thuận của ICA

- Nhà trường sẽ hướng dẫn học viên khám sức khỏe để nộp hồ sơ cho ICA khi làm Student’s Pass (Học viên có thể khám sức khỏe tại Việt Nam, ghi kết quả bằng tiếng Anh trên form)

- Đóng phí cấp Student’s Pass là 40 đôla Sing tại ICA (cho 1 năm)
Lưu ý: Nếu chưa có thư chấp nhận của ICA, học sinh không thể dùng Visa du lịch

Những địa điểm ăn uống ngoài trời ít người bết đến ở Singapore

Không nhiều khách du lịch Việt Nam khi đi du lịch Singapore biết rằng ngay sát nhà hát sầu riêng Esplanade có một con đường ăn uống độc đáo với nhiều món ăn đậm bản sắc Singapore.

Khu vực ẩm thực Makansutra Gluttons Bay cách nhà hát Esplanade vài phút đi bộ. Đó là một con đường dài tầm 100m, là nơi quy tụ của hàng chục sạp hàng lớn nhỏ, hầu như chẳng bao giờ vơi khách đến tận khuya. Lần đầu tiên được xây dựng năm 2005, nơi đây được hy vọng trở thành trung tâm ăn uống ngoài trời hút khách nhất tại Singapore. Trong lần tu sửa gần đây nhất năm 2012, Makansutra được quy hoạch tại quy củ, với thiết kế đẹp hơn.



Chỉ cách nhà hát Sầu Riêng vài bước chân là khu vực ăn uống nổi tiếng bậc nhất Singapore.

Điểm đặc biệt nhất của con đường này là thay vì phải chen chúc trong các food court chật chội, ám mùi, du khách sẽ được thưởng thức đồ ăn từ các quầy hàng ngoài trời, mô phỏng lại hình thức xe đẩy bán rong của thập niên 1960, 1970 trên khắp Singapore. Vừa thưởng thức các món ăn, họ vừa có thể hưởng bầu không khí trong lành bên bờ sông.

Thực khách sẽ đi một vòng để khám phá, chọn lựa các món ăn và trả tiền ngay tại quầy. Chủ quán sẽ đưa cho bạn một chiếc chuông báo điện tử. Khi nào món ăn được hoàn thành, chiếc chuông rung lên, bạn mới phải quay lại lấy đồ, thay vì chờ đợi chầu chực.

Hàng ghế dành cho khách ăn được bố trí ở chính giữa với tông màu trắng, với hai khu vực chính. Một là phần có mái che, ghế nhựa và bàn tròn. Phần còn lại hoàn toàn "lộ thiên", bàn ghế mô phỏng lại những băng ghế dài thư thái ngoài biển. Chỗ ngồi này khá đẹp nên thường được xí từ khá sớm, tuy nhiên, nếu chưa quen với những cơn mưa chợt đến chợt đi ở Singapore mùa này thì bạn nên chuẩn bị trước vài chiếc ô phòng thân.


Giá cả các món ở đây đa phần đắt hơn bên ngoài khoảng 2 đôla Singapore.

Tọa lạc tại vị trí đắc đạo bậc nhất tại đảo quốc sư tử, phía trước mặt là khách sạn Marina Bay Sands nên thật dễ hiểu nếu giá cả ở đây có đắt đỏ hơn nơi khác. Thông thường, mỗi món ăn có giá cao hơn trung bình từ 1 đến 2 đôla Singapore. Nhưng với tầm nhìn và chỗ ngồi không thể đẹp hơn, du khách nào tới đây cũng rất hài lòng.

Giống như khu ẩm thực Smith street trong Chinatown, ở Makansutra, bất cứ món ăn gì ở đảo quốc sư tử cũng được phục vụ, từ cháo ếch, cua sốt ớt, cơm gà, hủ tiếu xào Char Kway Teow, thịt xiên satay cho đến bánh mỳ Kaya.

Nhiều nhà hàng nổi tiếng cũng đặt chi nhánh tại đây. Nổi bật nhất là thương hiệu cơm gà Wee Nam Kee Chicken Rice đã có 23 năm kinh nghiệm, quầy hàng tại Makansutra là chi nhánh thứ 4 của gia đình họ Wee (các cửa hàng còn lại đặt tại Novena, Marina Square và Katong). Giá của một suất cơm gà nướng vẫn là 4 đôla Singapore và hương vị được kiểm chứng là vẫn rất tuyệt hảo, thịt gà thơm mềm, ngọt thịt, dù rằng cơm có hơi khô hơn so với ở chi nhánh Novena.

Red Hill Rong Guang BBQ Seafood cũng góp mặt trên con đường này. Sau hơn 25 năm hoạt động trong khu vực Bukit Merah, cửa hàng này đã quyết định đặt chi nhánh tại con đường đắt đỏ này. Món ăn số 1 tại đây là Grilled sambal stingray (cá đuối nướng) với giá suất nhỏ là 12 đôla Singapore còn suất lớn là 16 đôla Singapore.

Du khách cùng không nên bỏ lỡ món mỳ wanton tại Eng Kee Noodle House hay thịt xiên nướng satay ngọt đậm tại Alhambra Padang Satay với các lựa chọn thịt gà, thịt bò hay thịt cừu. Ngoài đồ ăn, phía cuối con đường là khu vực của 2-3 quầy giải khát với nhiều sự lựa chọn cho thực khách.

Cua sốt ớt Chilli Crab là món ăn mang "quốc hồn quốc túy" của Singapore nên dĩ nhiên cũng có mặt tại con đường này. Tuy nhiên, giá của một con cua chỉ dao động từ 30 đến 45 đô, thậm chí, bạn có thể mua 2 con nhỏ với giá chưa đến 50 đô. Giá này rẻ hơn nhiều so với giá niêm yết tại các nhà hàng ở Singapore nên được nhiều người chọn lựa.


Nằm bên bờ sông, nhìn thẳng sang khách sạn Marina Bay Sands, khu vực này có vị trí rất đắc địa.

Nếu ăn tối muộn, bạn cũng có thể ngồi ngay tại bàn và thưởng thức chương trình trình diễn ánh sáng nổi tiếng tại vịnh Marina mà chẳng cần phải đi đâu xa.

Cách đi:

Để tới được đây, bạn có thể đi tàu điện ngầm MRT và xuống tại bến City Hall hoặc Marina Bay (phải đi bộ xa hơn). Còn đi xe bus, bạn có thể đi các tuyến: 36, 56, 75, 77, 97, 106, 111, 133, 171

Giờ mở cửa:

- Từ thứ 2 đến thứ 5: mở từ 5h chiều đến 2h sáng
- Thứ 6 và thứ 7: mở từ 5h chiều đến 3h sáng
- Chủ nhật: mở từ 4h chiều đến 1h sáng

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Mua sắm khu Little India

Khu Little India (khu Tiểu Ấn) là một bản hợp âm của còi ô tô, chuông xe đạp và tiếng chuyện trò sôi nổi của cư dân ở đây. Bạn có thể nhận ra sự bùng nổ về cảnh sắc, mùi vị và âm thanh ở chợ Tekka Market, chỉ cách trạm tàu điện ngầm Little India có vài bước chân.

Thường được gọi là Tekka, khu vực này thu hút rất nhiều thực khách từ khắp mọi nơi trên đất nước Singapore với vô số cửa hàng bán đồ ăn Ấn Độ, Mã Lai và Hoa. Ở đây cũng có khu chợ bán nhiều loại rau tươi ngon nhất, thịt, cá, gia vị và các loại hoa quả. Hãy mua lấy vài món đồ lưu niệm như đèn dầu và nồi bằng đồng thau, hoặc mua một vòng hoa nhài tươi đượm mùi hương đặc trưng của Khu Little India.

Little

Xen lẫn giữa hương thơm của các loại gia vị và các loài hoa là đường Serangoon và những con hẻm ẩn mình như Campbell Lane, phố Dunlop và đường Hindon. Tại đây, hãy tìm đến những cửa hàng bán dầu mát xa Ayurvedic, vàng, hương trầm và vải vóc với nhiều chất liệu khác nhau.

Chuyến du lịch đến Khu Little India sẽ không hoàn hảo nếu không đi mua sắm suốt đêm tại Trung tâm Mua sắm Mustafa mở 24/24 giờ. Khu mua sắm sầm uất này nằm ở giao lộ giữa đường Serangoon và đường Syed Alwi. Đừng để vẻ ngoài kín đáo của nơi đây đánh lừa bạn bởi vì cửa hàng bách hóa khổng lồ này chính là kho báu thực sự của những món đồ gia dụng lặt vặt, đồ trang trí, thức ăn tươi và đóng gói sẵn, gia vị Ấn Độ, rất nhiều loại quần áo dệt may, đồ điện tử và nhiều loại hàng đa dạng khác, tất cả đều có giá niêm yết thấp nhất tại Singapore. Hãy mua cho mình những món đồ trang sức bằng vàng, gia vị, đồ điện tử và các món đồ khác, tất cả đều có ở Khu Little India sầm uất.

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Tìm hiểu một số nét văn hoá ở Singapore

Yếu tố đa ngôn ngữ cho biết rằng Singapore là một đất nước nhiều chủng tộc và đa văn hóa. Việc Singapore công nhận đồng thời 4 ngôn ngư như trên là phản ánh nhu cầu thực tế của các cộng đồng chính tại Singapore.

Trước xu thế hòa nhập quốc tế, Chính phủ Singapore chủ trương mọi người đều phải học và sử dụng tiếng Anh. Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nhắc nhở dân chúng rằng, nếu không học tiếng Anh, Chính phủ sẽ không đảm bảo được việc làm cho mỗi người. Tuy thế, Chính phủ vẫn nhấn mạnh mỗi cộng đồng dân tộc phải duy trì ngôn ngữ của dân tộc mình. Do vậy ở Singapore, trong nhiều năm nay, Chính phủ đã triển khai mạnh phong trào song ngữ. Người của mỗi chủng tộc ngoài học tiếng Anh làm ngôn ngữ thông dụng đều phải học tiếng mẹ đẻ, tức người Hoa học tiếng Hoa, người Ấn độ học tiếng Ấn độ, người Mã lai học tiếng Mã lai. Chính sách này chủ yếu phát huy nền văn hóa đa chủng tộc, phát triển cân bằng, hài hòa. Ở Singapore, khi văn hóa tuyên truyền thúc đẩy chung sống hòa thuận giữa các dân tộc thì đều được khuyễn khích, ủng hộ, nhưng nếu tuyên truyền chủ nghĩa chủng tộc và cực đoan thì bị cô lập, tẩy chay.


Hầu như mọi người dân Singapore đều có thể nói nhiều hơn một thứ tiếng, trong đó nhiều người có thể nói được tới ba hoặc bốn thứ tiếng. Hầu hết trẻ em lớn lên trong môi trường song ngữ từ thuở nhỏ và có thể học các ngôn ngữ khác khi lớn lên.

Trong phần lớn dân số biết hai thứ tiếng, tiếng Anh và tiếng Hoa phổ thông là hai ngôn ngữ được dùng phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ chính được dạy ở trường học thì trẻ em vẫn học tiếng mẹ đẻ để duy trì truyền thống văn hóa của dân tộc mình.

Và cùng với thời gian, do quá  trình toàn cầu hóa và cả nhận thức của giới trẻ, tiếng Anh đang lấn lướt và trở thành ngôn ngữ hàng ngày của cư dân nơi đây nên bạn có thể gặp nhiều người Singapore gốc Hoa không còn nói được tiếng Hoa hay người Mã mà không nói được tiếng Mã.