Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Tham quan bảo tàng sáp Singapore

Bảo tàng sáp như một bức tranh sinh động về lịch sử đảo quốc với những nhân vật sáp có kích cỡ bằng người thật được chế tác tinh xảo với công nghệ cao. Những người đầu tiên xa xưa sống trên hòn đảo, những nhân vật nổi tiếng góp phần vào sự phát triển của con Rồng Châu Á được xuất hiện đầy đủ. Du khác du lịch yêu thích và muốn tìm hiểu về lịch sử đấy nước này thì bảo tàng sáp chính là những trang sử sống động nhất. Giờ mở cửa 9g sáng- 7g tối hàng ngày. Vé vào cửa $10/người lớn, $7/trẻ em (3-12 tuổi) (áp dụng phí bình thường trên đảo). Địa điểm 40 Cable Car Road Sentosa Singapore.


Bước vào khu vực trưng bày, tuyệt nhiên không thấy những hiện vật vô hồn nằm im ỉm trong tủ kính như ở các bảo tàng thông thường. Cũng không hề thấy bóng dáng của các hướng dẫn viên tay cầm micro, miệng đọc làu làu những câu thuyết minh đã được soạn sẵn. Chỉ có cỏ cây và những âm thanh tự nhiên của núi rừng.

Văng vẳng tiếng chim kêu, cọp gầm, vượn hú… cảm giác rờn rợn như đang lạc vào một khu rừng hoang vắng. Cảm giác đó nhanh chóng qua đi khi bước vào từng gian trưng bày. Sức hấp dẫn của công nghệ tạo hình sáp ở bảo tàng này được thể hiện qua những bức tượng với màu sắc, kích cỡ và trang phục như người thật, khiến người xem có lúc ngỡ mình đang bước vào thế giới của người xưa.

Không có tượng của những chính khách, những nhà khoa học, nhà văn, tài tử, ngôi sao… như ở các bảo tàng sáp của Anh, Pháp. Toàn bộ các gian trưng bày chỉ tái hiện lại nét sinh hoạt văn hóa đời thường của người dân xứ đảo qua các hoạt động cộng đồng, các phong tục tập quán, lễ nghi… Một lễ cưới với cô dâu, chú rể đang cúi lạy song thân phụ mẫu;

Đêm Trung thu ngập tràn hạnh phúc, bữa cơm giản dị, đầm ấm của một gia đình người Hoa; Cảnh đi săn thú, kéo thuyền, đánh cá rất đời thường của những người đàn ông trên đảo; Cảnh buôn bán hay chơi cờ, xem bói, các tập tục, lễ nghi đầy chất nhân văn của người Ấn Độ, người Mali… Khách vừa chiêm ngưỡng các bức tượng, vừa có thể tham gia vào hoạt động của thế giới người xưa và thoải mái chụp ảnh, ghi hình. Về nhà in ảnh ra xem thật khó để phân biệt được đâu là người thật, đâu là người giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét